Chân máy thủy bình/máy toàn đạc nào ưa dùng nhất hiện nay?

02 04 2024

Chân máy thủy bình được sử dụng rộng rãi trong các ngành đo đạc, xây dựng, thi công, lập bản đồ,… Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chân máy khác nhau, vậy đâu là chân máy thủy bình/máy toàn đạc nào ưa dùng nhất hiện nay và những tiêu chí để lựa chọn chân máy phù hợp là gì? Cùng Máy Trắc Địa Sao Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chân máy thủy bình/ máy toàn đạc là gì?

Chân máy thủy bình là một phụ kiện bắt buộc khi sử dụng máy thủy bình. Nó đóng vai trò như một giá đỡ để đặt máy thủy bình lên trên khi thực hiện đo đạc, đảm bảo độ ổn định, tính chắc chắn và chính xác cho các phép đo. Chân máy thủy bình sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình đo đạc, tránh sự bất ổn khi chụp ảnh cầm tay.

Các chân máy thủy bình có thể được làm từ các vật liệu như kim loại hoặc nhựa, và chúng thường có các thiết kế đặc biệt để cung cấp sự ổn định và dễ dàng trong việc điều chỉnh chiều cao hoặc góc đặt của máy thủy bình.

Chân máy thủy bình có điều chỉnh được chiều cao để phù hợp với thực tế đo đạc. Ngoài ra cũng có thể thu gọn lại để tiết kiệm không gian lưu trữ.

chan-may-thuy-binh-toan-dac-duoc-ua-dung-nhat-hien-nay-1

Chân máy là phụ kiện không thể thiếu khi sử dụng máy thủy bình, máy toàn đạc

Phân loại và nêu cấu tạo của chân máy thủy bình/ máy toàn đạc

Phân loại dựa theo chất liệu

Chân máy thủy bình, máy toàn đạc thường có hai loại chính là chân nhôm và chân gỗ.

  • Chân nhôm được làm từ hợp kim nhôm Aluminium có ưu điểm nhẹ, bền bỉ, chống gỉ sét, dễ dàng di chuyển.
  • Chân gỗ có giá thành rẻ hơn chân nhôm nhưng nặng hơn nên sẽ có thêm dây đeo vai. Hai khóa giúp tùy chỉnh ổn định máy trên nhiều địa hình khác nhau.

Cấu tạo

  • Mặt chân đế: có hình tam giác đều, khoét rỗng ở giữa với bán kính khoảng 3cm.
  • Chân máy: Gồm 3 chân có thể kéo dài và thu gọn, được làm bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ.
  • Khóa kẹp nhanh và ốc khóa chân máy: nâng hạ chân máy theo chiều cao mong muốn, phù hợp với điều kiện địa hình đo hoặc theo yêu cầu đo.
  • Ốc nối để kết nối giữa máy và chân.
  • Thanh ngang giữ ốc nối và máy ổn định trên chân máy.
  • Bàn đạp chân máy với thiết kế hỗ người dùng trong cân bằng máy.
Cấu tạo chân máy thủy bình, máy toàn đạc

Cấu tạo chân máy thủy bình, máy toàn đạc

Ưu điểm của chân máy thủy bình/ toàn đạc

Chân máy thủy bình hoặc máy toàn đạc là phụ kiện không thể thiếu, hỗ trợ rất nhiều cho kỹ thuật viên trong quá trình đo đạc. Dưới đây là một số ưu điểm của chân máy toàn đạc, máy thủy bình:

  • Tăng độ chính xác cho phép đo: Chân máy cung cấp sự chắc chắn và ổn định cho máy, giúp giảm thiểu rung lắc và sai số trong quá trình đo đạc. Nhờ sự ổn định này, các phép đo bằng máy toàn đạc và máy thủy bình sẽ có độ chính xác cao hơn so với đo cầm tay.
  • Thuận tiện và linh hoạt: Chân máy có thể kéo dài và thu gọn, giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh độ cao của máy phù hợp với địa hình đo đạc. Ngoài ra, khi không sử dụng, chân máy có thể được thu gọn và cất giữ trong hộp đựng một cách tiện lợi.
  • Tăng tuổi thọ cho máy: Chân máy giúp bảo vệ máy khỏi va đập, rung lắc, bụi bẩn và các tác động môi trường khác, góp phần tăng tuổi thọ cho máy.
  • Nâng cao hiệu quả công việc, tăng sự chuyên nghiệp: Nhờ những ưu điểm trên, việc sử dụng chân máy giúp nâng cao hiệu quả công việc. Với những kỹ sư trong lĩnh vực trắc địa hoặc đo đạc nói chung việc sử dụng chân máy sẽ mang lại sự chuyên nghiệp hơn trong quá trình làm việc, từ đó có thể tạo thêm sự tin cậy từ khách hàng về dịch vụ của công ty.
Chân máy thủy bình, máy toàn đạc làm tăng tính ổn định, sự chắc chắn và hạn chế các sai số do rung lắc trong quá trình đo

Chân máy thủy bình, máy toàn đạc làm tăng tính ổn định, sự chắc chắn và hạn chế các sai số do rung lắc trong quá trình đo

Một số lưu ý để lựa chọn chân máy phù hợp

Khi lựa chọn chân cho máy toàn đạc hoặc máy thủy bình, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo rằng bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình:

  • Ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ những thương hiệu có tiếng như: Topcon, Nikon, Leica, Sokkia,…để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Ngoài ra cũng cần xem xét về độ uy tín của đơn vị phân phối. Bạn nên tham khảo những người đã sử dụng sản phẩm để có thêm đánh giá. Lựa chọn các đơn vị có thời gian hoạt động lâu dài, quy trình làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và nhất là cung cấp đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ,…
  • Chọn chân máy cần dựa trên các yếu tố như: nhu cầu sử dụng, môi trường làm việc, loại thiết bị đang sử dụng,… để đảm bảo chân máy phù hợp với thiết bị.
  • Đánh giá kỹ lưỡng các sản phẩm, lựa chọn mẫu có khả năng cung cấp độ ổn định và chính xác cao nhất. Cần xem xét về vật liệu làm chân máy (nhôm hoặc gỗ), cơ cấu khóa và khả năng điều chỉnh để đảm bảo thiết bị có thể đặt ổn định trên mọi loại địa hình.
  • Xem xét ngân sách của bạn và chọn sản phẩm phù hợp với mức giá bạn mong muốn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đôi khi việc đầu tư vào một chân máy chất lượng có thể tiết kiệm chi phí và thời gian trong tương lai.
chan may thuy binh toan dac duoc ua dung nhat hien nay

Chân máy thủy bình/máy toàn đạc nào ưa dùng nhất hiện nay?

Địa chỉ mua chân máy uy tín nhất

Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Trắc Địa Sao Việt là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp máy móc, thiết bị đo đạc uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi là đại lý cấp 1 của nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Nikon, Leica, Topcon,…

Ngoài phân phối sản phẩm, Sao Việt cũng có dịch vụ thuê máy định vị GNSS RTK, dịch vụ sửa chữa kiểm định. Sao Việt cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao cùng dịch vụ chuyên nghiệp.

Chân máy thủy bình/toàn đạc đóng vai trò không thể thiếu khi sử dụng máy thủy bình hoặc toàn đạc. Qua bài viết trên, độc giả đã có thêm các thông tin về chân máy thủy bình/máy toàn đạc nào ưa dùng nhất hiện nay? Việc mua và sử dụng sản phẩm phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu suất công việc. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các loại chân máy cũng như đặt mua chân máy vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA SAO VIỆT

Viết bình luận