Mô hình BIM là gì? Ứng dụng của máy thủy bình trong mô hình BIM

17 03 2025

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, ngành xây dựng cũng không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu quả. Một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lĩnh vực này chính là việc áp dụng Mô hình Thông tin Xây dựng (Building Information Modeling – BIM). Vậy, mô hình BIM là gì và nó mang lại những lợi ích gì cho ngành xây dựng? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mô hình BIM là gì?

Mô hình Thông tin Xây dựng (BIM) là một quy trình dựa trên mô hình 3D, cung cấp cho các chuyên gia kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng các thông tin chi tiết và công cụ để lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình một cách hiệu quả. 

BIM không chỉ đơn thuần là một bản vẽ kỹ thuật số, mà còn là một cơ sở dữ liệu chứa đựng thông tin chi tiết về mọi khía cạnh của công trình, từ thiết kế, vật liệu, cấu trúc đến chi phí và thời gian thi công.

tim hieu mo hinh BIM

Mô hình BIM bao gồm những bản vẽ 3D, ung cấp cái nhìn toàn diện, trực quan và sát với thực tế nhất

Các thành phần chính của mô hình BIM

Mô hình 3D trực quan

Mô hình 3D trong BIM cho phép các bên liên quan hình dung rõ ràng về cấu trúc và thiết kế của công trình trước khi bắt đầu thi công. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng mọi chi tiết đều được xem xét kỹ lưỡng. Khả năng trực quan hóa này cũng hỗ trợ trong việc trình bày ý tưởng cho khách hàng và các bên liên quan một cách hiệu quả.

Dữ liệu kỹ thuật số

Mô hình BIM tích hợp dữ liệu kỹ thuật số chi tiết về mọi yếu tố của công trình, bao gồm thông tin về vật liệu, kích thước, hiệu suất và chi phí. Việc này tạo ra một nguồn thông tin duy nhất, giúp các nhóm làm việc có thể truy cập và cập nhật dữ liệu một cách đồng bộ. Từ đó giảm thiểu sai sót do thông tin không nhất quán. Hơn nữa, dữ liệu này còn hỗ trợ trong việc phân tích hiệu suất và dự đoán tuổi thọ của công trình.

Tích hợp quy trình làm việc

BMI cho phép tích hợp liền mạch giữa các giai đoạn khác nhau của dự án, từ thiết kế, thi công đến quản lý vận hành. Qúa trình này cho phép tăng mức độ phối hợp giữa các nhóm, đảm bảo mọi người đều làm việc trên cùng một nền tảng thông tin => giảm thiểu xung đột trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, việc tích hợp này còn hỗ trợ trong việc lập kế hoạch bảo trì và nâng cấp công trình sau khi hoàn thành.

cac thanh phan chinh cua mo hinh BIM

Để tạo được mô hình BIM hoàn chính và đúng nhất, cần input các số liệu chi tiết về công trình

Lợi ích của mô hình BIM trong xây dựng

Tăng cường tính chính xác và giảm sai sót

Với mô hình BIM, các sai sót trong thiết kế có thể được phát hiện sớm thông qua mô phỏng 3D và phân tích kỹ thuật số. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao chất lượng dự án.

Tiết kiệm chi phí và thời gian

Bằng cách tối ưu hóa quy trình thiết kế và thi công, BIM giúp giảm thiểu lãng phí về vật liệu và nhân lực => tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian hoàn thành dự án. Hơn nữa, việc dự đoán chính xác các yêu cầu về tài nguyên và lịch trình thi công giúp tránh các trì hoãn không cần thiết. BIM cũng hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tài chính và quản lý ngân sách dự án một cách hiệu quả.

Nâng cao chất lượng dự án

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan thông qua BIM đảm bảo rằng mọi khía cạnh của dự án đều được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất, từ thiết kế đến thi công và vận hành. Điều này dẫn đến việc tạo ra các công trình chất lượng cao, đáp ứng hoặc vượt qua mong đợi của khách hàng. BIM cũng hỗ trợ trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của công trình sau khi hoàn thành, giúp cải thiện các dự án tương lai.

Hỗ trợ quản lý vòng đời công trình

Ngoài giai đoạn thiết kế và thi công, mô hình BIM còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo trì công trình sau khi hoàn thành. Thông tin chi tiết về cấu trúc và hệ thống của công trình được lưu trữ trong mô hình BIM, giúp việc bảo trì và nâng cấp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

loi ich cua mo hinh BIM trong xay dung

Mô hình BIM giúp theo dõi chất lượng công trình, đảm bảo rằng công trình luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất và kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Ứng dụng của máy thủy bình trong mô hình BIM

Đo cao độ nền móng

Sử dụng máy thủy bình máy thủy bình Sokkia B40A để đo đạc chính xác cao độ giúp tránh các vấn đề về lún, nghiêng hoặc sụt lún sau này. Kết quả đo từ máy thủy bình có thể được tích hợp vào mô hình BIM để cập nhật thông tin thực tế, hỗ trợ trong việc điều chỉnh thiết kế và thi công.

Kiểm tra độ nghiêng, độ phẳng

Trong quá trình thi công, máy thủy bình được sử dụng để kiểm tra độ nghiêng và độ phẳng của các bề mặt, giúp đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình.

Kiểm tra độ chính xác của bản vẽ

BIM tạo ra các mô hình 3D chi tiết, nhưng việc kiểm tra độ chính xác chi tiết của bản vẽ so với thực tế là vô cùng quan trọng. Máy thủy bình Nikon AS 2C có vai trò xác định các thông số kỹ thuật để đảm bảo thi công theo đúng thiết kế.

Quản lý và giám sát thi công

Nhờ vào BIM và kết hợp máy thủy bình, quá trình giám sát thi công trở nên hiệu quả hơn. Các số liệu đo đạc thực tế có thể được nhập trực tiếp vào mô hình BIM để so sánh và điều chỉnh kịp thời nếu có sai lệch.

mo hinh BIM _3 may trac dia sao viet

Máy thủy bình hỗ trợ công tác đo đạc, cung cấp số liệu trước khi thi công và kiểm tra tính chính xác trong và sau quá trình thi công

Mô hình BIM đang dần trở thành tiêu chuẩn trong ngành xây dựng nhờ vào những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Từ việc tăng cường tính chính xác, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dự án đến hỗ trợ quản lý vòng đời công trình, BIM giúp cải thiện toàn diện cách thức thực hiện các dự án xây dựng. Việc kết hợp BIM với các công cụ đo đạc như máy thủy bình chính hãng do Máy Trắc Địa Sao Việt cung cấp càng làm tăng thêm tính chính xác và hiệu quả cho quá trình thi công.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA SAO VIỆT

  • Địa chỉ: Số nhà B20 ngõ 252 Lương Thế Vinh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0912 339 513
  • Website: https://maytracdiasaoviet.vn/

Viết bình luận