Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon
06 12 2023Máy toàn đạc điện tử Nikon là một trong những thiết bị hỗ trợ cho các kỹ sư trắc địa có thể đo đạc nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng loại máy này như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon chi tiết nhé!
Máy toàn đạc điện tử là gì?
Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong ngành trắc địa. Loại máy này được sử dụng để thiết lập những trị đo vật lý bao gồm đo góc, đo khoảng cách, đo tọa độ và xử lý dữ liệu.
Từ những dữ liệu do máy toàn đạc cung cấp kết hợp với phần mềm tiện ích trong máy toàn đạc đã giúp cho các kỹ sư trắc địa có thể tiết kiệm thời gian và công sức tối ưu. Dòng máy này được sử dụng trong nhiều công việc như:
- Do diện tích
- Đo giao hội
- Đo gián tiếp các khoảng cách
- Đo thu thập số liệu hay đo chi tiết theo yêu cầu.
- Hỗ trợ chuyển điểm thiết kế ra thực địa trong xây dựng dân dụng và thiết kế bố trí.
- Đo đạc các tuyến đường…
Máy toàn đạc điện tử Nikon có ưu điểm gì nổi trội?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy toàn đạc điện tử khác nhau. Trong đó máy toàn đạc điện tử của thương hiệu Nikon là dòng máy rất được ưa chuộng. Theo các chuyên gia nhận định dòng máy này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với dòng khác trên thị trường. Cụ thể:
Máy đo toàn đạc điện tử Nikon ứng dụng các công nghệ tiên tiến
Máy đo toàn đạc điện tử Nikon đã sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay với độ phóng đại lên đến 30X. Đồng thời, dòng máy này còn kết hợp với hệ thống bù tự động và bọt thủy điện tử cho kết quả phép đo luôn chính xác với thông số ổn định nhất.
Nhiều tiện ích đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của kỹ sư trắc địa
Máy toàn đạc điện tử Nikon đã sử dụng phần mềm thông minh nhất hỗ trợ đắc lực cho kỹ sư trắc địa trong quá trình khảo sát và đo đạc dân dụng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, các bạn đã có thể dễ dàng sử dụng được máy và cho phép đo kết quả chính xác với mức sai số nhỏ nhất.
Thiết kế nhỏ gọn thuận tiện di chuyển
Để đáp ứng cho nhu cầu cơ động của sản phẩm được dễ dàng, nhà sản xuất đã thiết kế máy đo toàn đạc Nikon rất nhỏ gọn chỉ 5,5kg. Với trọng lượng này đã giúp cho người sử dụng dễ dàng vận chuyển và bảo quản sản phẩm tốt hơn.
Chất liệu bền bỉ và cứng chắc
Máy toàn đạc điện tử Nikon được làm bằng các chất liệu cao cấp. Phần vỏ máy cứng cáp chống va đậm, độ bền cao có thể chịu được khi không may rơi ở độ cao. Sản phẩm chỉ có thể bị hư hại khi ném vỡ hay dùng nước ngấm vào.
Các chương trình đo đạc đa dạng
Máy toàn đạc điện tử Nikon được tích hợp nhiều chương trình và ứng dụng đo đạc phong phú hỗ trợ người sử dụng đo đạc và khảo sát địa hình dễ dàng. Đặc biệt, dòng máy này còn được trang bị chế độ đo không gương ở cự ly gần lên đến 200m. Lúc đó, các bạn có thể dễ dàng trong việc thực hành trên nhiều địa hình phức tạp.
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM/NPL
Nếu bạn đang băn khoăn không biết sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM/NPL như thế nào. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách sử dụng máy toàn đạc điện tử ngoài hiện trường:
>>>Tham khảo thêm:
Chức năng của các phím cứng trên máy toàn đạc điện tử Nikon
- PWR: Nút bật /tắt nguồn.
- MENU: Nút bật /tắt đèn chiếu sáng màn hình.
- MODE: Nút cài đặt ngầm định 10 phím mã nhập nhanh.
- STN: Nút mở danh mục thao tác đặt trạm máy.
- PRG: Nút mở danh mục thao tác đo ứng dụng.
- DAT: Nút mở danh mục quản lý số liệu trong bộ nhớ của máy.
- COD: Nút mở danh mục mã đánh dấu điểm đo trên địa hình/địa vật.
- DSP: Nút chuyển lật trang màn hình hiển thị.
- ANG: Nút mở danh mục thao tác đo chế độ kinh vĩ.
- MSR1/MSR2: Nút đo điểm và chức năng đo thô.
- ESC: Nút thoát màn hình hay thoát khỏi các chức năng đang thực hiện.
Bước 1: Setup máy cho chắc chắn
Khi ra ngoài hiện trường làm việc, các bạn cần phải cho máy lên chân máy và cân bằng sao cho 2 bọt thủy (dài, tròn) phải vào chính giữa là xong. Nếu như bắc máy tại mốc thì bạn phải chỉnh dọi phần tâm máy vào chính giữa tâm mốc. Nếu như sử dụng chức năng giao hội thì không cần chi tiết này nữa.
Bước 2: Mở máy và thao tác đo đạc
Các bạn phải mở máy và đảo ống kính tạo thành một góc khoảng 45 độ. Ấn phím Menu sau đó chọn 1 (job) tạo công việc và sau đó creat ghi tên hạng mục cần đo không quá 8 ký tự rồi nhấn ENT để thực hiện.
Bước 3: Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp tại mốc
Bắt đầu trên bàn phím của máy, bạn nhấn số 7 (STN) xong chọn 1 (Known) và ấn (ENT) nhập tên điểm và tọa độ đã biết vào sau đó ấn (ENT).
Tiếp theo bạn sẽ đo chiều cao máy từ đỉnh mốc tới điểm đánh dấu của máy nhập vào (HI). Chọn điểm định hướng theo hai cách tọa độ (1Coord) và góc (2 Angle). Tiếp theo ta chọn (1Coord) xong ấn (ENT) ngắm ống kính đến điểm mốc đang dựng gương để bắt đầu định hướng.
Sau đó, bạn nhấn phím đo (MSR1/MSR2), lúc này màn hình xuất hiện dòng nhắc -REC STN. Bạn ấn (ENT) để hoàn thành thao tác đặt trạm máy. Cuối cùng để kiểm tra lại cài đặt ta ấn phím đo tới mốc và so sánh.
Bước 4: Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp giao hội
Trên bàn phím, bạn nhấn phím 7(STN) tiếp theo nhấn chọn 2 Resection. Bạn nhập tọa độ điểm đo gương thứ 1(PT) tiếp đến nhập chiều cao của gương (HT).
Sau đó, bạn nhấn phím đo MSR1/MSR2 tới gương xong ấn (ENT) cuối cùng bạn quay ống kính máy tới điểm gương thứ 2 (PT) và nhập tọa độ, nhập chiều cao gương (HT) cuối cùng ấn phím đo tới gương xong ấn (ENT). Chờ kết quả mà trạm máy đã được thiết lập xong thao tác.
Bước 5: Chuyển điểm ra ngoài thực địa
Sau khi bạn đã cài đặt xong thao tác đặt trạm máy hãy nhấn chọn phím 8(S-O) trong đó có 2 cách để tìm điểm hoắc cắm điểm ra thực địa. Cụ thể:
- Cách 1: Bạn tìm theo góc phương vị và khoảng cách ta chọn 1 (HA-HD). Lúc này màn hình sẽ xuất hiện yêu cầu nhập khoảng cách (HD) và nhập góc phương vị (HA) nhập xong hãy đưa ống kính đến vị trí của gương và ấn phím MSR1/MSR2 để điều chỉnh gương về đúng vị trí là 00°00’00 chính là điểm cần tìm.
- Cách 2: Bạn tìm theo tọa độ cắm điểm bằng cách nhấn chọn 2 (XYZ) sau đó nhấn ENT. Màn hình hiển thị yêu cầu nhập tên điểm (PT) cần tìm hoặc nếu có trong danh sách thị phải gọi ra. Sau đó, màn hình báo dHA chính là góc ngang cửa điểm cần tìm, dHD chính là khoảng cách tới điểm cần tìm. Tiếp theo bạn hãy xoay ống kính ngắm tới gương ấn phím MSR1/MSR2 và đo cho tới các kết quả tính về 0 là điểm cần tìm.
Bước 6: Cài đặt chương trình đo cắm điểm
Sau khi đã thao tác đặt trạm máy xong, bạn ấn phím 4 (PGR), ta chọn 1 (2Pt Refline) để chia nhỏ điểm trên đoạn thẳng và bẻ vuông góc tìm tuyến ra 2 bên. Tiếp theo ta nhập tuần tự tên điểm PT1, PT2. Nếu như chưa có tọa độ thì nhập vào còn nếu đã có trong Job rồi thì gọi ra List.
Sau đó, màn hình sẽ hiển thị kết quả cần tìm sau khi đo tới gương. Trong đó: (Sta)…thông báo khoảng cách ở giữa tính từ PT1 đến PT2, (O/S…) là khoảng cách vuông góc cách trục từ PT1 đến PT2.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon. Hy vọng maytracdiasaoviet.vn sẽ giúp cho các bạn có thể tham khảo và sử dụng dòng máy này một cách thành thạo trong công việc nhé!
Viết bình luận