Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình chi tiết từ A-Z

08 12 2023

Máy thủy bình là một trong những thiết bị quen thuộc được sử dụng trong ngành trắc địa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng loại máy này như thế nào chính xác và hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây, Máy trắc địa Sao Việt sẽ hướng dẫn sử dụng máy thủy bình chi tiết từ A – Z cho các bạn nhé!

Máy thủy bình là loại máy cơ bản nhất dùng để đo đạc trắc địa nhưng để có thể sử dụng loại máy này hiệu quả. Các bạn nên tham khảo và nắm được cấu tạo và chức năng của máy để sử dụng cho phù hợp. 

hướng dẫn sử dụng máy thủy bình

Máy thủy bình được sử dụng để đo đạc chênh cao trên công trường nhanh chóng và không tốn nhiều công sức.

Cấu tạo của máy thủy bình 

Một chiếc máy thủy bình cơ bản có cấu tạo cơ bản bao gồm những bộ phận chính dưới đây: 

  • Kính vật dùng để phóng to ảnh và số đọc mia
  • Màng dây chữ thập 
  • Ống kính
  • Ốc điều ảnh cho phép người dùng có thể điều chỉnh ảnh rõ nét ở xa hay gần.
  • Ốc cân đế máy 
  • Vi động ngang
  • Đế máy
  • Bọt thủy tròn để kiểm tra độ cân bằng của máy 
  • Vít nghiêng 
Cách sử dụng máy thủy bình

Minh họa cấu tạo của máy thủy bình.

Cấu tạo hình học của máy bao gồm 3 trục chính đó là:

  • CC’- trục ngắm ống kính 
  • LL’ – trục ống thủy dài 
  • VV’ – trục quay của máy thủy chuẩn

Cấu tạo của chân máy bao gồm 2 bộ phận cơ bản: 

  • Mặt chân đế là một miếng hợp kim nhôm có hình tam giác đều và được khoét rỗng ở giữa.
  • Chân đế máy có thể nâng cao và hạ xuống. 

Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình từng bước chi tiết 

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng máy thủy bình chi tiết từng bước cụ thể:

Cách kiểm tra máy thủy bình trước khi hoạt động

>>>Tham khảo thêm sản phẩm: 

hướng dẫn sử dụng máy thủy bình

Trước khi sử dụng, các bạn cần kiểm tra xem máy đã sẵn sàng chưa. Dưới đây là cách sử dụng:

Trước khi sử dụng, các bạn cần tiến hành kiểm tra máy còn hoạt động tốt không. 

Bước 1: Bạn hãy kiểm tra phần chân đế, xem xét 3 ốc khóa chân đã chắc chắn chưa. Sau đó, bạn hãy dựng máy sao cho chắc chắn và cân bằng. 

Bước 2: Bắt đầu kiểm tra phần trục đứng, trục ngang xem đã chặt chưa. 

Bước 3: Tiếp theo, bạn kiểm tra vị ngang bằng cách đi máy sang trái và sang phải. Nếu như điểm ngắm không bị thay đổi là đã đạt. 

Bước 4: Kiểm tra bọt thủy bằng cách thử quay các chiều. Nếu như vẫn ở trong vòng tròn tức là đã đạt để sử dụng. 

Bước 5: Kiểm tra đến phần đối quang nếu như xa gần đều nhìn thấy rõ, khi điều quang ảnh vật không bị nhảy là được. 

Bước 6: Kiểm tra đến bộ phận tự động bằng cách: 

  • Hãy cân cho bọt thủy tròn vào giữa ngắm 1 điểm. Dùng 1 ốc cân vê trái, phải mà điểm ngắm không bị thay đổi là được. 
  • Sau đó quay máy nhiều vòng mới bắt đầu ngắm lại điềm ngắm ban đầu để kiểm tra độ rung và độ chính xác của máy như thế nào. 

Bước 7: Hãy kiểm tra sai số góc bằng phương pháp 2 trạm. 

Các bước sử dụng máy thủy bình 

Sau khi đã kiểm tra và chắc chắn rằng máy thủy bình có thể hoạt động tốt nhất, chúng ta bắt đầu sử dụng máy theo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt máy thủy bình

Các bạn lưu ý phải đặt thiết bị máy thủy bình nằm cân bằng giữa hai điểm A và B theo đánh dấu của kỹ thuật. Lưu ý, bạn đặt máy ở bất kỳ chỗ nào trên mặt sàn, nơi cần đo đạc trắc địa cũng được. Nhưng nên chọn bề mặt bằng phẳng để tiết kiệm tối đa thời gian căn chỉnh máy. 

Bước 2: Cân chỉnh máy 

Sau khi bạn đã xác định được vị trí cần đặt máy thủy bình, bạn sẽ tiến hành đặt chân máy sao cho phương vị ngang bằng nhất. Sau đó, bạn gác máy thủy bình lên chân máy rồi tiến hành chỉnh lại thăng bằng cho máy. 

Bước 3: Tiến hành đo đạc bằng máy thủy bình

Cách để đo đạc bằng máy thủy bình rất đơn giản, các bạn hãy ngắm vào mia. Sau đó, bạn điều quang sao cho hình ảnh mia trong ống kính ngắm được rõ ràng nhất. 

Các bạn hãy đọc số trên mia, hai số trên mia có đơn vị lần lượt là m và dm. Với 2 số đọc ghi trên chữ E theo đơn vị là cm và mm. Vạch phân chia này cứ mỗi khắc đen hoặc đỏ sẽ tương ứng với khoảng cách là 10mm. 

Bước 4: Thực hiện tính cao độ đo được 

Để có thể dẫn truyền độ cao từ điểm A đến điểm B, các bạn cần phải bắt ảnh mia dựng ở vị trí điểm A sau đó đọc được chỉ số giữa là X. Sau đó bạn quay máy đo cao độ về điểm B và đọc được số chỉ giữa trên mia tại điểm B là y. 

Muốn tính cao độ các bạn sẽ tìm hiệu số tính chênh cao giữa điểm A đến điểm B bằng công thức sau: h = x – y 

Độ cao của điểm B sẽ được xác định bằng công thức: hB = h + (x-y)

Hướng dẫn cách đọc và ý nghĩa của các chỉ số thu được: 

Số đọc chỉ giữa = (số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới)/2

Hướng dẫn cách đọc chỉ số đó được từ máy thủy bình. 

Hướng dẫn cách đọc chỉ số đó được từ máy thủy bình.

Một số lưu ý khi sử dụng máy thủy bình

Khi sử dụng máy thủy bình, các bạn cần điều chỉnh sơ bộ bằng cách tác động vào 3 cái chân ở giá đỡ trước sao cho máy có thể đạt được độ cân bằng tương đối.  Tiếp theo đó, bạn cần hiệu chỉnh độ cân bằng của bọt thủy bằng 3 cái ốc ở máy. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý: 

  • Nếu như địa hình không bằng phẳng thì các bạn cần điều chỉnh bằng chân vì 3 ốc vi sai trên máy thủy bình sẽ chỉ điều chỉnh được độ lệch không lớn.
  • Nếu bọt nước chạy về bên nào thì các bạn sẽ cần chỉnh ốc ở bên đó thấp xuống và ba chân máy thủy bình lúc này đồng thời kéo dài bằng nhau. Khoảng cách của ba chân cần phải tương đối bằng nhau để giúp cho máy khi ở độ cao thích hợp phải tiện ngắm vị trí nhất. 

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy thủy bình chi tiết. Hy vọng Trắc địa Sao Việt sẽ giúp các bạn sử dụng loại máy này đo đạc hiệu quả và cho kết quả chính xác nhất. 

 

Viết bình luận