Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TC407
21 12 2021Nắm rõ hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TC407 không những giúp bạn phát huy tối đa tính năng của sản phẩm mà còn có thể kéo dài tuổi thọ, độ bền của thiết bị. Cùng Trắc địa Sao Việt giải đáp cụ thể thông tin qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu phím cứng, phím mềm, biểu tượng và Menu
Để hiểu rõ hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TC407 chi tiết với đầy đủ các chức năng, người dùng cần nắm rõ các thông tin tham khảo dưới đây:
Hướng dẫn chi tiết sử dụng máy toàn đạc Leica TC407
Bàn phím cứng
Ý nghĩa các phím cứng của máy toàn đạc Leica TC407
Ý nghĩa các phím cứng:
- Page: Thực hiện chuyển trang.
- Menu: Truy cập các chương trình đo đạc, thực hiện cài đặt, quản lý dữ liệu, hiệu chỉnh, giao tiếp hay truyền dữ liệu.
- User: Phím chức năng cá nhân, có thể tùy chọn cài đặt theo nhu cầu mỗi người.
- FNC: Truy cập nhanh vào các chức năng đo và hỗ trợ quá trình đo lường.
- ESC: Cho phép. Thoát khỏi giao diện hiện tại.
- Enter: Xác nhận và tiếp tục thao tác.
- Trigger Key: Được cài đặt 1 trong 3 chức năng gồm All, Dist, Off.
Xem Thêm: máy thủy bình leica
Các phím mềm
Các phím mềm máy toàn đạc Leica TC407
Trong quá trình sử dụng, các phím mềm sẽ xuất hiện ở vị trí đáy màn hình. Cần nắm rõ hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TC407 với các phím F1, F2, F3, F4 để chọn phím mềm thích hợp ở các vị trí tương ứng. Ý nghĩa cụ thể các phím mềm như sau:
- All: Tiến hành đo và lưu kết quả đo vào bộ nhớ máy.
- Dist: Tiến hành đo và hiển thị trên màn hình nhưng không lưu kết quả vào bộ nhớ.
- Rec: Lưu kết quả đang hiển thị vào bộ nhớ máy.
- Enter: Xóa các giá trị hiện tại và sẵn sàng nhập giá trị mới.
- ENH: Cho phép nhập tọa độ.
- List: Hiển thị điểm có sẵn trong bộ nhớ máy.
- Find: Thực hiện tìm điểm.
- EDM: Cho phép cài đặt tham số ở chế độ đo EDM.
- IR/RL: Chuyển đổi giữa đo không gương và đo có gương.
- Prev: Trở về giao diện màn hình trước đó.
- Next: Tiếp tục chuyển đến màn hình giao diện tiếp theo.
- Station: Thực hiện cài đặt trạm máy.
- SetHZ: Thực hiện cài đặt góc bằng.
- Comp: Thực hiện cài đặt chế độ bù nghiêng
- SecBeep: Thực hiện cà đặt âm thanh khi góc bằng đi qua 0°, 90°, 180° hay 270°.
- OK: Xác nhận và thoát ra khỏi giao diện hiện tại.
- ← , ↓: Chuyển đổi các chức năng của phím mềm.
Tham khảo: máy laser laisai
Thư mục phím Menu
Từ màn hình chính, ấn chọn Menu. Lúc này màn hình Menu xuất hiện với 3 trang cụ thể như sau:
- Program: Các chương trình thực hiện đo ứng dụng.
- Setting: Tiến hành cài đặt.
- EDM setting: Thực hiện cài đặt thông số đo EDM
- File Management: Quản lý file dữ liệu.
- Calibration: Hiệu chỉnh sai số máy.
- COM parameters: Cài đặt các tham số trút dữ liệu.
- Data transfer: Thiết lập định dạng kiểu truyền dữ liệu.
- System Info: Các thông tin về hệ thống máy.
- Auto Start: Đặt hiển thị màn hình khi thực hiện khởi động máy.
Tham khảo: Máy RTK – Máy định vị RTK – thiết bị đo đạc ngành trắc địa
Hướng dẫn chi tiết thao tác sử dụng máy toàn đạc Leica TC407
Trong quá trình sử dụng thiết bị, cần lưu ý đảm bảo tuân theo các hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TC407 từ nhà sản xuất để đảm bảo thiết bị phát huy tối đa hiệu năng vận hành.
Menu cài đặt cần lưu ý trong hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica tc407
Từ màn hình Main Menu, chọn Setting. Lúc này màn hình hiện ra 4 trang cho phép bạn thực hiện các thao tác sau:
- Contrast: Cài đặt độ tương phản cho máy.
- Trigger key: Cài đặt phím Trigger.
- User key: Cài đặt phím User.
- V-Setting: Cài đặt thiết bị kiểu góc đứng.
- Tilt Correction: Cài đặt theo chế độ bù.
- Hz Collimation: Chuẩn trực góc bằng.
- Sector Beep: Cài đặt âm thanh “beep” khi góc bằng đi qua các vị trí 0°, 90°, 180°, 270º.
- Beep: Cài đặt âm cho bàn phím.
- Hz Incrementation: Đặt chiều tăng góc bằng sang trái hoặc phải.
- Reticle Illumi: Thao tác chiếu sáng chữ thập.
- Character Input: Đặt kiểu nhập ký tự cho máy.
- Min Reading: Thiết lập số đọc nhỏ nhất.
- Angle unit: Thiết lập đơn vị góc.
- Distance Unit: Thiết lập đơn vị khoảng cách.
- Temperature Unit: Thiết lập đơn vị nhiệt độ.
- Pressure Unit: Thiết lập đơn vị áp suất.
- Auto-off: Thiết lập chế độ tiết kiệm pin.
- Data Output: Thiết lập kiểu ghi dữ liệu.
- GSI 8/16: Thiết lập kiểu độ dài dữ liệu.
- Mask 1/2: Thiết lập định dạng kiểu dữ liệu ra.
Tham khảo: Giá máy toàn đạc leica
Cài đặt phím Function (FNC)
Từ màn hình Main Menu, chọn FNC. Lúc này, màn hình phím chức năng có 3 trang để thực hiện các thao tác cài đặt:
- Level/Plummet: Tiến hành bật bọt thủy điện tử.
- Light On/Off: Tiến hành bật chiếu sáng màn hình.
- IR/RL: Chuyển đổi giữa đo có gương và đo không gương.
- Laser pointer: Bật hoặc tắt tia laser tùy ý.
- Height transfer: Thiết lập truyền cao độ.
- Target Offset: Thiết lập giá trị độ lệch cho điểm đo.
- Free coding: Thực hiện nhập code tự do.
- Units: Thiết lập các đơn vị đo.
Cài Đặt Phím User
Từ màn hình Menu của thiết bị, ta chọn Setting. Sau đó chọn User Key và tiến hành lựa chọn các cài đặt cá nhân tùy theo nhu cầu sử dụng mỗi người.
Cài đặt thông số đo EDM
Từ màn hình Main Menu, chọn EDM Setting. Lúc này, màn hình hiện ra các mục thực hiện cài đặt:
- EDM mode: Thiết lập cài đặt kiểu đo dài.
- Prism type: Chọn kiểu gương cho máy.
- Prism Const: Cài đặt hằng số gương cho máy.
- Laser Point: Bật hoặc tắt tia laser tùy ý.
- Guide light: Bật hoặc tắt đèn dẫn hướng tùy ý.
Chức năng định tâm laser và cân bằng sơ bộ
Nhấn chọn FNC, chọn mục Level Plummet.
Trường hợp máy đang không đủ cân bằng thì sẽ xuất hiện biểu tượng báo nghiêng và lúc này cần thiết lập cân bằng máy thật chính xác.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc TC407 một cách hiệu quả. Và nếu vẫn đang phân vân không biết lựa chọn địa chỉ uy tín nào cung cấp các sản phẩm máy toàn đạc, hãy liên hệ ngay với Trắc địa Sao Việt qua số 0912 339 513 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem Thêm: Thuê máy toàn đạc ở đâu giá tốt nhất?
Viết bình luận