8 Phương pháp thủy đạc được cung cấp tại Sao Việt

15 12 2023

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối và sửa chữa các loại máy móc trắc địa, Sao Việt tự tin mang đến những giải pháp toàn diện nhất cho khách hàng, trong đó chuyên sâu vào lĩnh vực thủy đạc. Trong bài viết dưới đây sẽ trình bày các phương pháp thủy đạc được cung cấp tại Sao Việt.

Phương pháp đo sâu đơn tia

Giải pháp đo sâu đơn tia được thực hiện thông qua qua một hệ thống tích hợp các thiết bị và phần mềm có khả năng thu thập dữ liệu về độ sâu của biển, sông, hồ,… Cụ thể, máy đo sâu phát ra một chùm sóng âm, và thời gian để sóng âm truyền xuống đáy nước và phản xạ trở lại được đo bằng máy đo sâu.

Ưu điểm của phương pháp đo sâu đơn tia:

  • Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện
  • Chi phí thiết bị thấp
  • Có thể thực hiện trong nhiều điều kiện.

Nhược điểm của phương pháp đo sâu đơn tia:

  • Kết quả đo bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: sóng lớn, chất lượng nước,…
  • Không thể đo được độ sâu của nước ở những khu vực có đáy nước phức tạp.

>>>Xem thêm: Máy laser laisai

Phương pháp thủy đạc

Phương pháp thủy đạc đo sâu đơn tia

Phương pháp đo sâu đa tia

Tương tự như đo sâu đơn tia, đo sâu đa tia cũng sử dụng hệ thống máy móc và phần mềm để thu thập các dữ liệu về địa hình khu vực nước. Điểm khác biệt là phương pháp thủy đạc đo sâu đa tia sẽ sử dụng cùng lúc nhiều chùm tia hơn.

Cách hoạt động của phương pháp này là sử dụng một thiết bị gọi là “echosounder” hoặc “sonar” để phát ra tín hiệu âm thanh hoặc sóng siêu âm từ một nguồn và sau đó ghi nhận thời gian mà tín hiệu này mất để đi từ thiết bị đến khi phản xạ từ mặt đáy nước quay trở lại. Dựa trên thời gian này và tốc độ lan sóng của âm thanh trong nước, thiết bị có thể tính toán độ sâu của nước tại vị trí đó.

Ưu điểm:

Khả năng đo lường nhanh chóng, hiệu quả và có độ chính xác cao hơn so với phương pháp đo sâu đơn tia

Cho phép thu thập thông tin về độ sâu ở nhiều điểm khác nhau trên diện rộng, tạo ra các bản đồ độ sâu chi tiết 

Nhược điểm:

  • Định dạng đáy không chính xác: có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các loại đáy khác nhau (đáy mịn, cát hoặc bùn).
  • Hạn chế vùng đo đạc: Trong môi trường nước sâu hoặc đáy không đều, có thể có những vùng không thể đo được một cách chính xác.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao hơn trong việc vận hành và xử lý dữ liệu (so với phương pháp đo sâu đơn tia).

Mô tả giải pháp đo sâu đa tia

Mô tả giải pháp đo sâu đa tia

Cả hai phương pháp đo sâu đơn tia và đo sâu đa tia đều được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: 

  • Phục vụ công tác nghiên cứu địa lý đáy nước, khảo sát địa hình đáy biển, sông, hồ;
  • Thi công công trình nạo vét; 
  • Hỗ trợ công tác quản lý cảng biển, cứu hộ cứu nạn; 
  • Phục vụ các nghiên cứu về thủy văn, thủy lợi; định vị đường đi an toàn cho tàu thuyền,…

Phương pháp định vị DGPS

Phương pháp đo thủy đạc bằng định vị DGPS (Differential Global Positioning System) là một trong những phương pháp tiên tiến, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thủy văn học để xác định vị trí và thu thập thông tin về độ sâu nước.

So với 2 phương pháp đo thủy đạc truyền thống thì sử dụng định vị DGPS sở hữu nhiều ưu điểm hơn như:

  • Sử dụng DGPS cung cấp độ chính xác tương đối cao do được cải thiện bởi hiệu chỉnh sai số vệ tinh
  • Cho phép thu thập thông tin trong nhiều điều kiện khác nhau một cách liên tục (trong khi di chuyển trên mặt nước), từ đó tạo ra bản đồ thủy văn chi tiết và toàn diện hơn.
  • Thiết bị DGPS thường nhẹ, dễ di chuyển và sử dụng, giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu thủy văn.

Tuy nhiên, việc sử dụng DGPS cũng có thể đối mặt với những hạn chế nhất định như cần phải có tầm nhìn tốt đối với các vệ tinh GPS để đảm bảo độ chính xác cao, cũng như ảnh hưởng của các tín hiệu cản trở từ môi trường xung quanh.

Mô tả giải pháp đo địa tầng đáy biển

Giải pháp định vị DGPS tại Sao Việt được sử dụng cho các công việc như:

  • Xác định tọa độ và kiểm soát khu vực nạo vét;
  • Định vị và đóng cọc công trình;
  • Định hướng cho tàu thuyền trong lưu thông hàng hải;
  • Hỗ trợ định vị quan trắc giàn khoan, cẩu container trên cầu cảng;
  • Hỗ trợ cho công tác đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Phương pháp đo địa tầng đáy biển

Đo địa tầng đáy biển (Sub Bottom Profiler) là một phương pháp thủy đạc được sử dụng để tạo ra hình ảnh của các lớp dưới bề mặt đáy biển. 

Thiết bị đo địa tầng đáy biển bao gồm một đầu dò được gắn trên tàu hoặc trực thăng. Đầu dò phát ra các xung sóng âm và ghi lại các tín hiệu phản xạ từ các lớp dưới đáy. Dữ liệu thu thập được từ hệ thống đo địa tầng đáy biển bao gồm độ dày cùng với định tính, đặc tính của các lớp trầm tích khác nhau.

Dữ liệu đo địa tầng đáy biển có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Nghiên cứu địa chất đáy biển: xây dựng cấu trúc ba chiều của bề mặt đáy biển và lớp trầm tích. Từ đó xác định và phân loại các sinh cảnh đáy biển bằng bản đồ cũng như khảo sát nguồn tài nguyên dưới đáy biển (dầu, khí, khoáng sản và nước ngầm);
  • Phân tích các thay đổi về địa chất để đánh giá tác động đến môi trường và tài nguyên địa chất biển;
  • Thu thập và xử lý dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý và giám sát môi trường. 

>>>Tham khảo thêm sản phẩm: Máy đo khoảng cách

Mô tả giải pháp đo địa tầng đáy biển

Mô tả giải pháp đo địa tầng đáy biển

Phương pháp đo các chỉ tiêu của nước – CTD

Phương pháp đo thủy đạc bằng CTD (Conductivity, Temperature, Depth) được sử dụng để đo lường các thông số quan trọng của nước. Việc hiểu rõ đặc tính vật lý và hóa học của môi trường nước sẽ giúp các nhà khoa học đánh giá được sự biến đổi của môi trường biển.

CTD là viết tắt của các thông số: C là Conductivity (Độ dẫn điện); T là Temperature (Nhiệt độ) và D là Depth (Độ sâu), ngoài ra còn có vận tốc âm thanh, độ đục, độ pH,…

Giải pháp này được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau, bao gồm nghiên cứu, giám sát môi trường và ứng dụng thực tế:

  • Dự báo sự thay đổi của môi trường biển, bao gồm mật độ sinh vật và dòng hải lưu;
  • Xác định ranh giới, phân tích các dòng hải lưu bề mặt.
  • Nghiên cứu sự dịch chuyển của nước và trầm tích dọc theo bờ biển.

Phương pháp phần mềm thủy đạc Hypack

Phần mềm thủy đạc Hypack là giải pháp phần mềm toàn diện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thủy văn và đo đạc môi trường nước. Với nhiều module khác nhau, người sử dụng có thể sử dụng phần mềm qua khóa cứng hoặc qua code khóa mềm.

Hypack có khả năng chấp nhận dữ liệu từ các thiết bị đo thủy đạc khác nhau bao gồm: máy đơn tia một tần số, 2 tần số và đo sâu đa tia, thiết bị định vị GPS/DGPS/RTK GPS, cảm biến chuyển động,….

Mục đích của việc thu thập các số liệu về thủy văn, địa hình, định vị là để phục vụ cho các công tác: 

  • Thành lập bản đồ đáy sông – biển;
  • Tính khối lượng san lấp;
  • Định vị thi công công trình thủy;
  • Thiết kế tối ưu công trình thủy và cảng biển.

Hypack mô tả hình ảnh 3D khu vực đáy nước

Hypack mô tả hình ảnh 3D khu vực đáy nước

Phương pháp đo Side Scan Sonar

Sonar quét sườn (Side Scan Sonar) hay Sonar ảnh sườn (Side imaging sonar) được sử dụng để mô tả bản đồ đáy biển. Đó là loại Sonar sử dụng ít nhất hai kênh phát thu siêu âm đặt bên sườn. Kết quả phản xạ siêu âm sườn được hiện trên màn hình, có thể được ghi lên giấy ghi nhiệt, cho ra hai hình ảnh hồi âm sườn của hành trình đo.

Hình ảnh hồi âm sườn cho phép phát hiện và phân loại các đối tượng có trong nước hay đáy nước, như các vật thể, các vùng có vật liệu đáy khác nhau, như cát, sỏi, hố rỗng, tàu thuyền, cầu chìm, bom mìn,…

  • Thu thập và xử lý dữ liệu thủy đạc để tạo ra hải đồ điện tử;
  • Đo đạc độ sâu của nước và các đặc điểm của đáy biển;
  • Theo dõi và kiểm tra hiện trạng của đường dây cáp, đường ống dưới đáy biển;
  • Phát hiện và phân loại các đối tượng có trong nước hay đáy nước, như các vật thể, vật cản dưới nước, các vùng có vật liệu đáy khác nhau, như cát, sỏi, hố rỗng, tàu thuyền, cầu chìm, bom mìn,…

>>>Xem thêm sản phẩm: Máy cân bằng laser 5 tia

Thiết bị và xử lý - Lưu trữ dữ liệu Side Scan Sonar

Thiết bị và xử lý – Lưu trữ dữ liệu Side Scan Sonar

Phương pháp báo hiệu hàng hải tích hợp AIS

Phương pháp báo hiệu hàng hải tích hợp AIS là một công nghệ sử dụng trong ngành hàng hải để theo dõi và quản lý các tàu thuyền và phương tiện điều hành trên biển.

Thông qua việc truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến giữa các tàu và trạm đất, hệ thống này cung cấp thông tin về tàu thuyền như tên tàu, loại tàu, số IMO (International Maritime Organization), vị trí hiện tại, tốc độ, hướng di chuyển và các thông tin liên quan khác.

Phương pháp này được tích hợp với hệ thống báo hiệu hàng hải truyền thống, chẳng hạn như hệ thống đèn pha, cờ hiệu và tín hiệu âm thanh.

  • Hỗ trợ trong quản lý giao thông hàng hải;
  • Phát hiện và báo cáo kịp thời các sự cố phao báo hiệu, như trôi phao, đâm chìm,… để xử lý nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại;
  • Giảm thiểu chi phí quản lý và bảo trì phao báo hiệu, góp phần tiết kiệm ngân sách.

Hệ thống nhận dạng tự động (AIS)

Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và giám sát các khu bảo tồn biển và vùng đặc quyền kinh tế

Sao Việt cung cấp thiết bị giải pháp thủy đạc

Sao Việt là một công ty chuyên cung cấp các thiết bị và giải pháp thủy đạc. Công ty cung cấp một loạt các sản phẩm như:

  • Thiết bị đo đạc thủy văn: Các thiết bị này được sử dụng để đo đạc độ sâu của nước, tốc độ dòng chảy, và các đặc điểm khác của thủy văn.
  • Thiết bị đo đạc địa hình
  • Thiết bị định vị
  • Phần mềm thủy đạc: Phần mềm này được sử dụng để xử lý dữ liệu thủy đạc và tạo ra các sản phẩm thủy đạc, chẳng hạn như bản đồ, hải đồ và mô hình thủy văn.

Ngoài ra, Máy trắc địa Sao Việt cũng cung cấp dịch vụ cho thuê máy và dịch vụ sửa chữa kiểm định uy tín (có chứng chỉ chứng nhận VILAS 1164).

Thông qua bài viết trên, quý khách hàng đã biêt thêm về các phương pháp thủy đạc được cung cấp tại Sao Việt. Khách hàng cần tư vấn thêm về máy trắc địa cũng như các dịch vụ liên quan, vui lòng liên hệ hotline  0912 339 513 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Viết bình luận