Mốc GPS là gì? Cách xây dựng mốc GPS trong trắc địa

13 10 2024

Trong lĩnh vực trắc địa, các công nghệ định vị và đo đạc không ngừng được cải tiến để nâng cao độ chính xác và hiệu quả công việc. Một trong những bước tiến lớn nhất là việc sử dụng các hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để thiết lập các mốc đo đạc. Vậy mốc GPS là gì và quá trình xây dựng mốc GPS trong trắc địa diễn ra như thế nào? Cùng Máy Trắc Địa Sao Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Mốc GPS là gì? Vai trò của mốc GPS trong trắc địa

Mốc GPS (Global Positioning System) là một điểm mốc cố định trên mặt đất, được xác định chính xác tọa độ nhờ vào công nghệ định vị vệ tinh GPS. Mốc GPS là nền tảng cho các phép đo tọa độ chính xác trong lĩnh vực trắc địa, địa lý, xây dựng và khoa học trái đất. 

Vai trò của mốc GPS trong trắc địa:

  • Cung cấp tọa độ chính xác
  • Làm điểm tham chiếu trong quá trình đo đạc
  • Hỗ trợ lập bản đồ và quy hoạch
  • Giám sát sự thay đổi địa chất
  • Nâng cao độ chính xác trong xây dựng
  • Tối ưu hóa thời gian và chi phí
  • Giảm thiểu sai số và tăng cường đồng bộ.
Các tọa độ điểm - Mốc GPS

Các tọa độ điểm – Mốc GPS

 

Lợi ích khi sử dụng mốc GPS trong trắc địa

Mốc GPS có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực trắc địa, mang lại nhiều lợi ích và ứng dụng trong quá trình đo đạc, lập bản đồ và xây dựng các công trình hạ tầng. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của mốc GPS trong trắc địa:

Độ chính xác cao

Mốc GPS cho phép xác định tọa độ chính xác của một vị trí trên mặt đất thông qua tín hiệu từ các vệ tinh GPS. Với công nghệ hiện đại, các mốc GPS có thể xác định vị trí với độ chính xác đến từng milimet. Điều này rất quan trọng trong các dự án đo đạc có yêu cầu khắt khe về độ chính xác, chẳng hạn như khi xây dựng cầu, đường, nhà cao tầng hoặc các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn.

Tăng cường độ tin cậy của dữ liệu 

Một lợi ích quan trọng khác của mốc GPS là tăng cường độ tin cậy của dữ liệu. Khi các điểm GPS được xây dựng và sử dụng đúng cách, chúng tạo ra một hệ thống mốc cố định và bền vững để tham chiếu trong suốt quá trình triển khai dự án. Điều này không chỉ giúp duy trì tính nhất quán trong dữ liệu đo đạc mà còn cung cấp khả năng so sánh và kiểm tra giữa các lần đo đạc khác nhau.

>>>Xem thêm: Máy gps rtk

Khi các điểm mốc GPS được thiết lập chuẩn xác, dữ liệu đo đạc sẽ trở nên đồng nhất và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài

Khi các điểm mốc GPS được thiết lập chuẩn xác, dữ liệu đo đạc sẽ trở nên đồng nhất và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài

Tiết kiệm thời gian, công sức

Một trong những lý do chính mà các chuyên gia trắc địa và kỹ sư lựa chọn sử dụng mốc GPS là khả năng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình đo đạc. Với các phương pháp đo truyền thống, người thực hiện phải di chuyển nhiều, thiết lập các điểm mốc tạm thời và sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau để thu thập dữ liệu. Điều này không chỉ tốn thời gian mà còn yêu cầu nhiều công sức từ nhân lực.

Nâng cao hiệu quả công việc 

Sử dụng mốc GPS giúp nâng cao hiệu quả công việc một cách đáng kể. Các dữ liệu thu thập từ GPS có thể được tự động hóa và truyền trực tiếp đến các hệ thống phân tích dữ liệu, giảm thiểu các bước nhập liệu thủ công và nguy cơ lỗi xảy ra trong quá trình này. Ngoài ra, khả năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị GPS và phần mềm phân tích giúp tăng tốc quá trình đưa ra kết quả cuối cùng.

Tích hợp công nghệ GPS vào quy trình trắc địa không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, cung cấp sự chính xác và đáng tin cậy.

Tích hợp công nghệ GPS vào quy trình trắc địa không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, cung cấp sự chính xác và đáng tin cậy.

Quy trình xây dựng mốc GPS trong trắc địa để xác định vị trí

Quy cách chọn điểm, chôn mốc, xây dựng mốc GPS  được thực hiện như sau:

Bước 1: Lựa chọn vị trí xây dựng mốc GPS

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng mốc GPS là lựa chọn vị trí phù hợp. Vị trí của mốc GPS phải đảm bảo có tầm nhìn thoáng đãng, không bị che khuất bởi các công trình kiến trúc cao tầng, cây cối hoặc địa hình đồi núi. Điều này nhằm đảm bảo tín hiệu vệ tinh có thể thu được mạnh và ổn định, giúp tăng độ chính xác trong việc xác định vị trí.

Ngoài ra, vị trí của mốc GPS cần đảm bảo ổn định lâu dài, tránh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng, khai thác hoặc thiên nhiên trong suốt thời gian sử dụng.

>>>>Quy cách chọn mốc, đặt mốc và chôn mốc GPS phải tuân thủy theo quy định trong bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9398:2012 về Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. 

Bước 2: Thiết lập và xây dựng mốc GPS

Sau khi lựa chọn được vị trí thích hợp, bước tiếp theo là tiến hành thiết lập mốc GPS. Thông thường, một mốc GPS sẽ được đánh dấu bằng một cấu trúc bê tông hoặc kim loại chắc chắn, có gắn thêm thiết bị GPS để thu thập tín hiệu từ vệ tinh.

Các mốc GPS thường được bảo vệ bằng cách đặt trong các khu vực có hệ thống rào chắn hoặc biển cảnh báo để tránh bị xâm phạm hoặc làm hỏng bởi các hoạt động con người hoặc động vật. Thiết lập mốc GPS cần tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về độ cao, độ chắc chắn và khả năng chống lại các yếu tố thời tiết khắc nghiệt.

Bước 3: Xác định tọa độ chính xác của mốc GPS

Sau khi xây dựng mốc GPS, kỹ thuật viên sẽ sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng để xác định tọa độ chính xác của điểm mốc. Sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh từ các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu như: GPS, GALILEO, GLONASS,… Tọa độ của mốc GPS sau khi xác định sẽ được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu và sử dụng làm điểm tham chiếu cho các hoạt động đo đạc tiếp theo.

Cách xây dựng mốc GPS trong trắc địa

Cách xây dựng mốc GPS trong trắc địa

Lưu ý khi xây dựng dựng mốc GPS trong trắc địa 

Môi trường xây dựng mốc GPS đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính chính xác của dữ liệu đo đạc. Do đó, việc lựa chọn địa điểm phù hợp và áp dụng các biện pháp bảo vệ sẽ tăng độ tin cậy và chính xác của mốc GPS.

  • Chọn thiết bị GPS chất lượng cao, thiết bị cần có khả năng thu thập tín hiệu mạnh mẽ và chính xác từ các vệ tinh, đồng thời chịu được các yếu tố môi trường khắc nghiệt.
  • Địa điểm đặt mốc cần thoáng đãng, không bị che khuất để thiết bị GNSS dễ dàng thu tín hiệu vệ tinh, đảm bảo độ chính xác cao cho quá trình đo.
  • Tránh lắp đặt mốc gần các trạm phát sóng, vì sóng điện từ có thể gây nhiễu và ảnh hưởng đến tín hiệu GPS.
  • Hạn chế chọn các khu vực gần mái nhà kim loại, cây cối rậm rạp, hoặc gần các công trình cao tầng, hàng rào kim loại, để giảm thiểu các yếu tố làm nhiễu tín hiệu.

Việc sử dụng mốc GPS trong trắc địa đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các chuyên gia và kỹ sư trong việc thu thập dữ liệu đo đạc chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy. Quy trình xây dựng mốc GPS không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn đảm bảo tính bền vững và độ chính xác của các dự án dài hạn.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA SAO VIỆT

  • Địa chỉ: Số nhà B20 ngõ 252 Lương Thế Vinh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0912 339 513
  • Website: https://maytracdiasaoviet.vn/

Viết bình luận