Hướng dẫn cách đo cao độ bằng máy toàn đạc Topcon

21 12 2021

Máy toàn đạc Topcon hiện nay được ưu tiên lựa chọn sử dụng ngày càng nhiều trong các nhiệm vụ khảo sát hay đo đạc đòi hỏi tính chính xác cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành thạo nắm rõ cách sử dụng thiết bị này. Trắc địa Sao Việt sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu cụ thể cách sử dụng máy toàn đạc Topcon cũng như cách đo cao độ bằng máy toàn đạc Topcon thế nào qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chi tiết máy toàn đạc Topcon

Máy toàn đạc Topcon là một thiết bị quang học điện tử đa năng chuyên dụng trong các công tác đo đạc, khảo sát địa chính hay xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng. Cấu tạo máy toàn đạc cho khả năng đo khoảng cách điện tử nhằm xác định được khoảng cách giữa 2 cao điểm là điểm đứng máy và điểm cần đo khác.


Máy toàn đạc Topcon đáp ứng mọi ứng dụng đo đạc cần thiết

Các tính năng chính của máy:

  • Đo đạc và ghi lại dữ liệu kết quả góc ngang, góc đứng và khoảng cách nghiêng.
  • Tính toán các khoảng cách ngang, khoảng cách đứng, tính góc phương vị của đường, xác định tọa độ điểm,  bố trí điểm chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa.

Trong quá trình sử dụng, người dùng cần nắm rõ và tuân thủ các hướng dẫn sử dụng như cách đo cao độ bằng máy toàn đạc Topcon để thao tác thực hiện các nhiệm vụ khảo sát dễ dàng và đem lại kết quả đo đạc có độ chính xác cao. 

Giới thiệu phím bấm máy toàn đạc Topcon

Quý khách cần nắm rõ các phím bấm và ý nghĩa của chúng để quá trình sử dụng máy được thành thạo, trơn tru mang lại hiệu quả công việc tối ưu.

Giới thiệu phím bấm máy toàn đạc Topcon
Làm rõ ý nghĩa các phím bấm máy toàn đạc Topcon

Trình đơn phím Menu máy toàn đạc Topcon

Màn hình 1:

  • [F1] – DATA COLLECT: Thực hiện đo và lưu lại trong bộ nhớ máy.
  • [F2] – LAYOUT: Thực hiện bố trí điểm.
  • [F3] – MEMORY MGR: Quản lý bộ nhớ thiết bị.

Màn hình 2:

  • [F1] –  PROGRAMS: Các chương trình thiết lập đo ứng dụng.
  • [F2] –  GRID FACTOR: Tỉ lệ lưới chiếu.
  • [F3] –  ILLUMINATION: Bật hoặc tắt chiếu sáng màn.

Màn hình 3:

  • [F1] – PARAMETERS: Thực hiện điều chỉnh các thông số cho máy.
  • [F2]- CONTRAST ADJ: Thực hiện điều chỉnh độ tương phản màn hình.

Tham khảo: máy đo đạc rtk

Đo kiểm tra không lưu máy toàn đạc Topcon

Đo góc

Khi máy toàn đạc khởi động, màn hình thiết bị sẽ luôn ở chế độ chỉ đo góc. Trường hợp đang ở chế độ khác, thực hiện nhấn phím ANG để quay lại chế độ này. 

  • V: Góc đứng
  • HR: Góc ngang

Màn hình 1:

cách đo cao độ bằng máy toàn đạc topcon

  • [F1] –  OSET: Thiết lập đưa góc bằng ban đầu về 0°0’0’
  • [F2] –  HOLD: Phím giữ góc ngang.
  • [F3] –  HSET: Thiết lập cài đặt góc ngang theo phương thức nhập trực tiếp.
  • [F4] : Phím chuyển sang trang 2 

Màn hình 2:

  • [F1] – TILT: Điều chỉnh tắt hoặc mở cân bằng tự động của máy. Lưu ý máy sẽ không làm việc ở chế độ mở nếu máy nghiêng.
  • [R2] – REP: Thực hiện đo góc lặp.
  • [F3] V%: Thiết lập bố trí và kiểm tra độ dốc.
  • [F4]: Phím chuyển sang trang 3.

Màn hình 3:

  • [F1] – HBZ: Thực hiện tắt hoặc bật âm thanh “beep” khi góc bằng quay dần đến ¼ cung tròn.
  • [R2] – R/L: Góc bằng tăng thuận hoặc nghịch với chiều kim đồng hồ.
  • [F3] – CMPS: Thực hiện đưa góc đứng 0° ở thiên đỉnh hoặc ở vị trí nằm ngang.

Đo góc cạnh

Đo góc bằng, cạnh bằng và chênh cao

  • HR: Góc bằng
  • HD: Khoảng cách ngang
  • VD: Chênh cao

Màn hình 1:

cách đo cao độ bằng máy toàn đạc topcon

  • [F1] – MEAS: Lựa chọn bắt đầu đo.
  • [F2] – MODE: Các lựa chọn cho chế độ đo khoảng cách, gồm:
    • [F1] – Fine: Thực hiện đo chính xác.
    • [F2] – Track: Thực hiện đo nhanh.
    • [F3] – Coarse: Thực hiện đo thô.
  • [F3] – SA: Thiết lập các cài đặt hằng số gương, PPm, áp suất, nhiệt độ.
  • [F4]: Phím chuyển sang trang 2 

Màn hình 2:

  • [F1] – OFSET: Chức năng này được ứng dụng khi không thể đặt gương trực tiếp.
  • [F1] – ANG OFFSET: Offset góc
  • [F2] – DIST OFFSET: Offset chiều dài
  • [F3] – PLANE OFFSET: Offset mặt phẳng
  • [F2] – S.O: Bố trí điểm bằng khoảng cách ngang,, khoảng cách nghiêng,  chênh cao.
  • [F1] – HD: Bố trí điểm theo khoảng cách ngang.
  • [F2] – VD: Bố trí điểm theo chênh cao.
  • [F3] – SD: Bố trí điểm theo khoảng cách nghiêng.
  • [F3] m/f/I: thiết lập các chuyển đổi đơn vị đo.

Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng máy cân bằng laser

Đo góc đứng, góc bằng, cạnh nghiêng

Đo góc đứng, góc bằng, cạnh nghiêng

Thực hiện nhấn phím đo khoảng cách – chênh cao (ANG) 2 lần

  • V: Góc đứng
  • HR: Góc bằng
  • SD: Khoảng cách nghiêng

Đo tọa độ

Thực hiện nhấn phím đo tọa độ:

  • N: Tọa độ xác định theo phương X
  • E: Tọa độ xác định theo phương Y
  • Z: Cao độ

Xem Thêm: máy bắn tia laser giá bao nhiêu

Cách đo cao độ bằng máy toàn đạc Topcon được thực hiện như thế nào?

Dưới đây là thông tin hướng dẫn cụ thể tới bạn cách đo cao độ từ máy toàn đạc Topcon. Các thao tác thực hiện vô cùng đơn giản, tuy nhiên cần sự chính xác, chuẩn quy trình.

Màn hình 1:

cách đo cao độ bằng máy toàn đạc topcon

  • [F1] – MEAS: Tiến hành bắt đầu đo.
  • [F2] – MODE: Các lựa chọn cho chế độ đo.
  • [F3] – S/A: Thiết lập các cài đặt hằng số gương, nhiệt độ, áp suất.

Màn hình 2:

  • [F1] – R. HT: Tiến hành nhập chiều cao gương.
  • [F2] – INSHT: Tiến hành nhập chiều cao máy.
  • [F3] – OCC: Tiến hành nhập tọa độ trạm máy.

Màn hình 3:

  • [F1] – OFSET: Lựa chọn các chức năng đo OFSET.
  • [F3] – m/f/i: Thực hiện chuyển đổi đơn vị đo.

Tham khảo: Phụ kiện trắc địa

Trình đo ứng dụng máy toàn đạc Topcon

Trình đo ứng dụng máy toàn đạc Topcon để thực hiện nhiều nhiệm vụ khảo sát khác nhau, trong đó có 2 chương trình cơ bản gồm:

Chương trình 1

cách đo cao độ bằng máy toàn đạc topcon

  • REM: Thực hiện đo cao không với tới

Cách 1: Ví dụ trong trường hợp đo cây:

  • [F1] – INPUT R.HT: Tiến hành nhập chiều cao gương, bắt gương đặt tại gốc cây cần đo. 
  • [F1] – MEAS: Sau khi đo xong,  hướng ống lên ngọn cây, máy sẽ hiển thị chiều cao cây.

Cách 2: 

  • F2 (NO R.HT): Không cần phải nhập chiều cao gương.
  • Đặt gương tại gốc cây, bấm chọn F1( MEAS).
  • Sau khi đo xong, hướng ống kính đến gốc cây bấm chọn F4 (SET).
  • Hướng ống kính lên ngọn cây, chiều cao cây lúc này sẽ hiện lên màn hình.
  • MLM: Đo khoảng cách giữa 2 gương

Cách 1: 

  • Nhấn chọn F1 (USE G.F) để sử dụng hệ số lưới.

Cách 2: 

  • Nhấn chọn F2 ( DON’T USE) để không sử dụng hệ số lưới. Quy ước A,B,C là các điểm đặt gương.
  • Nhấn F1: MLM-1 ( A-B, A-C) để thực hiện đo khoảng cách cộng dồn.
  • Nhấn F2: MLM-2 ( A-B, B-C) để thực hiện đo đuổi.
  • Z COORD: Đo lấy lại độ cao trạm máy:

Trường hợp không có độ cao trạm máy nhưng có cao độ điểm đặt gương, cách thực hiện như sau như sau:

  • Nhấn chọn F2 (DON’T USE) / F1(OCC PT INPUT): Tại đây nhập tọa độ điểm đứng máy, bỏ qua dòng cao độ.
  • Nhấn chọn F2 (REF MEAS): tiến hành nhập tọa độ điểm đặt gương, nhấn ENTER
  • Tiếp tục chọn F1 (INPUT) để nhập chiều cao gương. Sau khi bắt gương xong nhấn F3 (YES.
  • Nhấn F1 (NEXT) nếu tiếp tục thực hiện đo điểm khác., k
  • Để kết thúc nhấn F4 (CALC), lúc này máy sẽ tính ra độ cao trạm máy,  nếu đồng ý nhấn F4 (SET) để lưu lại kết quả.

Chương trình 2

    • [F1] AREA: Thực hiện tính toán diện tích
    • [F2] POINT TO LINE: Tiến hành đo đường tham chiếu
  • [F3] ROAD

Trên đây là những thông tin chi tiết về hướng dẫn sử dụng cũng cách đo cao độ bằng máy toàn đạc Topcon để thiết bị có thể phát huy tốt đa hiệu suất hoạt động. Trong quá trình lựa chọn và sử dụng các dòng máy toàn đạc, nếu gặp bất cứ khó khăn gì, quý khách hàng có thể liên hệ đến Trắc địa Sao Việt qua số  0912 339 513  để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng nhất!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA SAO VIỆT

Website: https://maytracdiasaoviet.vn/ 

Email: saoviettracdia@gmail.com 

Địa chỉ:

  • Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Số nhà B20 khu nhà ở cán bộ Quốc Hội, ngõ 252 Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội. – Hotline: 0912.339.513 
  • Chi nhánh Thanh Hóa: Số 01A63 Dương Đình Nghệ, Phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. – Hotline: 0976.949.163 

Viết bình luận