Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Topcon chi tiết

26 05 2022

Chắc hẳn có nhiều kỹ sư ngành trắc địa đang có nhu cầu sử dụng máy toàn đạc topcon để khảo sát, đo đạc công trình nhưng vẫn chưa thành thạo loại máy này. Vậy hãy để Trắc Địa Sao Việt hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc topcon ngay dưới đây nhé.

Khám phá chức năng của các phím trên máy toàn đạc Topcon

Máy đo toàn đạc Topcon có các phím chức năng như sau:

  • Power:  Phím bật, tắt nguồn
  • Phím sao chức năng: dùng để bật đèn màn hình, cân bằng bọt điện tử, nhiệt
  • Phím Menu: Phím tùy chỉnh
  • Phím mũi tên hướng lên: Dùng đo khoảng cách, chênh cao
  • Phím mũi tên hướng xuống (ANG): Góc. Trở về màn hình cơ bản.
  • Phím ESC: Dùng để thoát khỏi chương trình
  • Phím ENT: Chức năng phím Enter để chọn, nhập
  • Phím F1, F2, F3, F4: là phím chức năng tùy chọn.

Ảnh 1: Mô tả phím chức năng của thiết bị toàn đạc Topcon GTS-255N

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Topcon chi tiết nhất

Cách đo offset cạnh máy toàn đạc Topcon

  • Trường hợp 1: có Góc bằng, cạnh bằng và chênh cao

   Chức năng các phím như sau: 

  HR : Góc bằng

  HD : Khoảng cách ngang

   VD : Chênh cao

Chúng ta thực hiện các bước đo cạnh máy như sau: 

Bước 1: Nhấn phím  [F1] MEAS            : Bắt đầu đo

Bước 2: Nhấn phím [F2] MODE           : Các lựa chọn Mode đo khoảng cách

         Bước 3: Nhấn F1 FINE        : Đo chính xác

         Bước 4: F2  TRACK            : Đo nhanh

         Bước 5: F3 COARSE          : Dùng đo thô

         Bước 6: [F3] S/A                 : Dùng cài đặt hằng số gương, PPm, nhiệt độ và áp suất.

Hoàn thành 6 bước ta được trang 1 như hình bên dưới: 

Chúng ta tiếp tục trang 2 với các bước như sau: 

Bước 1: Nhấn  [F1] OFFSET : Chức năng này được ứng dụng khi không thể đặt gương trực tiếp.

+ F1 ANG OFFSET        : đo Offset góc

+ F2 DIST OFFSET        : đo Offset chiều dài

+ F3 PLANE OFFSET   : đo Offset mặt phẳng

Bước 2: Nhấn [F2] S.O : Dùng để Bố trí điểm bằng khoảng cách ngang, chênh cao, khoảng cách nghiêng.

                 + F1 HD : Bố trí điểm theo khoảng cách ngang

                 + F2 VD : Bố trí theo chiều dọc

                 + F3  SD: Bố trí theo khoảng cách góc nghiêng.

Bước 3: Nhấn m/f/I : Chuyển đổi đơn vị đo

Hoàn tất 3 bước chúng ta có trang 2 như hình bên dưới.

  •  Trường hợp 2: Đo góc đứng, góc bằng, cạnh nghiêng, ta ấn phím đo khoảng cách, chênh cao 2 lần.

 Chức năng các phím như sau: 

       V  : Góc đứng

       HR        : Góc bằng

       SD : Khoảng cách nghiêng

Đối với trường hợp này chúng ta thực hiện tương tự các bước như trường hợp 1, thay vào đó các chức năng phím khác nhau.

Tham khảo thông tin: Cách sử dụng máy toàn đạc

Cách thực hiện đo cao độ từ máy toàn đạc Topcon

Chức năng phím như sau:

       N : Tọa độ theo phương X

       E : Tọa độ theo phương Y

       Z : Cao độ

Đầu tiên, chúng ta thực hiện các bước đo cao độ như sau:

     Bước 1: Nhấn [F1] MEAS : Bắt đầu thực hiện đo.

     Bước 2: Nhấn [F2] MODE : Các cho lựa chọn Mode đo.

     Bước 3: Nhấn [F3] S/A : Cài đặt hằng số gương, PPm, nhiệt độ và áp suất

Hoàn tất 3 bước ta thu được trang 1 như hình bên dưới

          Ảnh 2.1 : Ảnh màn hình mô tả trang 2.

Sau đó, chúng ta tiếp tục với trang 2 bằng các bước như sau: 

       Bước 1: Nhấn [[F1] MEAS : Bắt đầu cách đo.

       Bước 2: Nhấn  [F2] MODE : phím Các lựa chọn Mode đo.

       Bước 3: Nhấn [F3] S/A : phím Cài đặt hằng số gương, PPm, nhiệt độ, áp suất

Hoàn tất 3 bước chúng ta có trang 2 như hình bên dưới:

Ảnh 2.2 : Ảnh màn hình mô tả trang 2

Sau khi có trang 3, chúng ta tiếp tục với 2 bước cuối cùng.

Bước 1: Nhấn phím [F1] OFFSET : Các chức năng đo Offset

Bước 2: Nhấn phím [F3] m/f/I : Chuyển đổi đơn vị đo

Ảnh 2.3 : Ảnh màn hình mô tả trang 3.

Cuối cùng, chúng ta thu được màn hình như trên là đã hoàn tất.

Tham khảo:

Cách giao hội thiết bị toàn đạc Topcon

Chương trình giao hội là chương trình thành lập trạm máy tại một vị trí bất kỳ chưa có mốc tọa độ. Quy trình của chương trình được thực hiện như sau:

Từ màn hình cơ bản của thiết bị toàn đạc điện tử:

Bước 1:  Nhấn Menu

Bước 2:  Nhấn tiếp [F2] LAYOUT

Bước 3:  Chọn File => [F4] ENTER

Bước 4: Nhấn tiếp [F4] chuyển sang trang 2/2 Xuất hiện màn hình 2/2 của chương trình Layout.

Bước 5: Nhấn [F2] NEW POINT. Xuất hiện màn hình NEW POINT

Bước 6: Nhấn tiếp [F2] RESECTION: Giao hội nghịch.

Lúc này màn hình máy sẽ hiển thị như sau: 

Ảnh 3.1: Mô tả màn hình máy toàn đạc

Sau đó, chúng ta tiếp tục như sau:

– Nhấn phím [F1] INPUT để khai báo tên trạm máy. Nếu khai báo thì máy sẽ lưu thông tin tọa độ trạm máy kể cả khi máy hết pin, tắt nguồn. bật lên để tìm lại điểm tọa độ lưu trong máy.

– Nhấn phím [F2] SRCH để tìm tọa độ trạm máy đã lưu trong máy.

– Nhấn phím [F3] SKP để đi nhanh vào bước thành lập trạm máy.

Bước tiếp theo là nhập chiều cao máy ở dòng phím INS.HT =

Sau khi nhập xong thông tin chiều cao máy, màn hình máy sẽ hiển thị cho ta khai báo và nhập điểm định hướng thứ nhất. N001#

PT#: Tên điểm định hướng thứ nhất.

– Nhấn phím [F1] INPUT để nhập tên điểm.

– Nhấn phím [F2] LIST để hiển thị danh sách điểm.

– Nhấn phím [F3] NEZ để nhập tọa độ trực tiếp.

– Nhấn phím [F4] ENTER để chấp nhận.

Sau khi nhấp phím [F4] chấp nhận, ta nhập chiều cao gương ở bước tiếp theo.

Quay máy bắt chính xác vào gương điểm thứ nhất nhấn phím [F4] DIST để đo lưu điểm thứ nhất.

Sau khi đo và lưu điểm thứ nhất xong. Máy sẽ xuất hiện màn hình để khai báo điểm định hướng thứ hai. N002#

Ta nhập thông tin tương tự như điểm thứ nhất.

Tiếp tục, chúng ta làm các bước tiếp theo như sau:

– Nhấn [F4] CALC để tính toán

– Nhấn [F4] NEZ để hiển thị tọa độ trạm máy

– Nhấn [F3] YES để lưu lại tọa độ trạm máy

Cuối cùng, chúng ta đã hoàn thành công tác thành lập trạm máy bằng phương pháp giao hội nghịch

Cách cân bằng máy toàn đạc Topcon

Bước 1: Cân bằng chân máy phù hợp với người đứng máy.

Lưu ý : Vị trí ốc nối gần trùng với tâm mốc.

Bước 2: Tiến hành đặt thiết bị đo lên mặt chân máy một cách cẩn thận.

Bước 3: Cân bằng sơ bộ máy

Đầu tiên ta đưa bọt thủy tròn vào giữa máy, đồng thời đưa tâm máy vào trùng vị trí tâm mốc  sao cho bọt thủy tròn vào giữa máy.

Bước 4: Cân bằng máy chính xác

– Giữ thân máy song song với 2 ốc cân của máy.

– Đưa bọt thủy vào giữa máy và lúc này cân ốc thứ 3 đồng thời quay máy 90°

Bước 5: Kiểm tra sự cân bằng của máy

Qua các bước trên chúng ta đã hoàn thành xong cân máy đo đạc.

>> Tham khảo: Thuê máy toàn đạc

Hướng dẫn điều chỉnh số liệu máy toàn đạc Topcon

  • Cách chuyển số liệu vào máy tính

Đầu tiên bạn nhấn [F1] DATA TRANSFER: Truyền dữ liệu.

Trước khi truyền dữ liệu bảng kiểm Truyền dữ liệu và tra lại giao diện giữa thiết bị máy đo và máy tính.

  • Phần máy tính, khởi động phần mềm T-COM

Vào COMM/Download: GTS- 210/310/GPT-1000. Nếu bạn muốn dữ liệu ra là file (DXF) thì ô (Write text file) bạn để trống, còn xuất ra file (text) bạn đánh dấu vào ô này.

  • Phần máy đo, vào: F3(COMM PARAMETERS) và lần lượt vào kiểm tra các thông số giao diện:

– phím [F1] BAUD RATE : Tốc độ truyền dữ liệu.

– phím [F2] CHAR/PARITY: Tính chẵn lẻ.

– phím [F3] STOP BITS:

và chọn sao cho các thông số này giống nhau.

Tiếp theo, thực hiện các bước sau: 

Nhấn F1 (SEND DATA) : Truyền dữ liệu từ máy đo qua máy tính. Bạn chọn dữ liệu truyền:

– Nhấn F1 (MEAS DATA) : Truyền dữ liệu đo góc cạnh

– Nhấn F2 (COORD DATA) : Truyền dữ liệu đo tọa độ

– Nhấn F3 (P CODE DATA) : Truyền dữ liệu định dạng Code

Sau khi chọn bạn vào (list) để chọn file cần truyền và ấn (Enter) ở máy tính bấm (Go). Để xuất ra file (DXF) bạn chọn F2(COORD DATA)/F1(11 DIGITS). Sau khi xuất xong dữ liệu qua máy tính, ta để ý nếu có dòng trắng trên cùng bạn xóa dòng này đi. Sau đó ta vào biểu tượng (CONVERSION) và chọn to DXF(only GTS-210/310/GPT-1000). Đợi dữ liệu chạy xong, Save lại, đặt tên file có phần mở rộng là .DXF.

  • Cách xem điểm đã đo lưu trong máy

    Để xem thông số các điểm đã đo trong máy toàn đạc, chúng ta thực hiện như sau: 

Bước 1: Nhấn [F1] INPUT để nhập tên điểm đo. 

Bước 2: Nhấn [F2] LIST để hiển thị danh sách điểm đã lưu trong máy.

Bước 3: Nhấn [F3] NEZ để nhập tọa độ mới.

Bước 4: Nhấn [F4] ENTER để chấp nhận.

  • Cách chuyển điểm ra thực địa

Máy toàn đạc Topcon hỗ trợ chúng ta chuyển điểm ra tọa độ với các thao tác như sau:

Bước 1: Nhấn [F1] OCC.PT# INPUT cho khai báo trạm máy. Nhập chiều cao máy ở dòng INS.HT

Nếu khai báo trạm máy bằng tọa độ ta nhấn phím [F4] OCNEZ : Điểm trạm máy bằng tọa độ. màn hình sẽ xuất hiện như sau:

Bước 2: Nhấn [F1] INPUT: Để nhập tên trạm máy.

– Nếu có điểm đã lưu trong máy thì máy sẽ hiển thị tọa độ. Chấp nhận tọa độ, nhấn phím [F3] YES.

– Nếu chưa có điểm này máy sẽ báo cho ta biết.

Ta nhấn phím [F3] NEZ sẽ cho xuất hiện màn hình nhập tọa độ. Nhấn [F1] để nhập tọa độ.

N: Tọa độ X

E:  Tọa độ Y 

Z: Cao độ.

    Bước 3: Nhập xong nhấn phím [F4] ENTER để chấp nhận tọa độ trạm máy.

Nhấn tiếp phím [F3] REC để lưu và chấp nhận tọa độ điểm định hướng.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Topcon GTS-255N mà Trắc Địa Sao Việt chia sẻ đến các bạn để sử dụng máy thành thạo. Nếu khách hàng đang tìm hiểu nơi cung cấp máy toàn đạc thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi nhé.

Thông tin chi tiết

SĐT: 0912.339.513

Website: https://maytracdiasaoviet.vn/

Địa chỉ:

  •  Hà Nội: Số nhà B20 khu nhà ở cán bộ Quốc Hội, ngõ 252 Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Thanh Hóa: Số 01A63 Dương Đình Nghệ, P. Đông Thọ, TP Thanh Hóa

Viết bình luận