Cách sử dụng máy toàn đạc trong trắc địa công trình

26 06 2022

Máy toàn đạc là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực trắc địa, thi công các công trình xây dựng. Mỗi máy toàn đạc lại có những cách sử dụng hoàn toàn khác nhau. Để nắm được cách sử dụng máy toàn đạc trong trắc địa công trình, hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng máy toàn đạc trong trắc địa công trình ngay dưới đây.

Những tính năng cần biết khi sử dụng máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử được thiết kế với rất nhiều tính năng nổi bật, vô cùng cần thiết và tiện ích cho công tác đo trắc địa. Hiện nay có rất nhiều loại máy toàn đạc của các thương hiệu khác nhau.

Tuy nhiên, đa số các máy toàn đạc đều có đầy đủ các tính năng như:

  1. Đo khoảng cách giữa các điểm với nhau. Đặc biệt, cho dù các điểm có cách xa nhau bởi núi; sông cũng đều có thể đo được khoảng cách một cách chính xác nhất. 
  2. Đo khoảng cách trong hệ thống đường truyền, hệ thống lưới khống chế.
  3. Đo cao độ giữa các điểm để tính cao độ san lấp, đo cao độ đầu cọc.
  4. Đo đường thẳng của tim, gửi tim trục lên gabari.
  5. Đo bố trí điểm giúp định vị công trình, bố trí điểm tọa độ một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
  6. Đo khảo sát để khảo sát hiện trạng, xác định tọa độ; vẽ bản đồ trắc địa địa chính, địa hình.
  7. Đo diện tích và tính khối lượng để tính giá trị vị trí chiều cao thông qua các điểm khống chế.
  8. Đo đường chuyền thông qua kết hợp đo góc và đo khoảng cách.
  9. Chuyển mốc tọa độ gốc đo được tại thực địa về công trình. Từ đó giúp công trình không bị sai lệch về tọa độ, thuận lợi hơn trong quá trình thi công.  
  10. Đo độ cao không với tới tại các điểm phân bố.
  11. Đo thông số điểm bị che khuất.
  12. Đo đường con tham chiếu và kiểm tra đường cong qua quan sát tọa độ.
  13. Đo trắc dọc, trắc ngang.
  14. Đo chiều cao gián tiếp như khoảng cách mặt dốc, chiều cao, chiều rộng giữa các điểm khống chế.
  15. Dùng làm mặt phẳng tham chiếu cho xác định mặt phẳng. 

Khách hàng tham khảo: Thuê máy toàn đạc ở đâu giá tốt nhất?

Cách sử dụng thiết bị toàn đạc điện tử đa dạng các dòng máy

Mỗi dòng máy toàn đạc đều sẽ có cách sử dụng riêng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng một số dòng máy toàn đạc phổ biến.

Hướng dẫn chi tiết sử dụng toàn đạc điện tử Nikon

Để sử dụng máy toàn đạc Nikon, trước hết mọi người cần nắm rõ các phím chức năng của máy toàn đạc điện tử Nikon. Nắm rõ vị trí và chức năng chính của các bộ phận trên máy, mọi người sẽ biết cách máy toàn đạc điện tử Nikon một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Sau khi nắm được cấu tạo của máy, khi tiến hành sử dụng, mọi người chỉ cần tiến hành chọn công việc tương ứng.

  • Bước 1. Đặt máy lên chân trụ, phải để máy cân bằng (phải chỉnh sao cho 2 bọt thủy tinh vào chính giữa).
  • Bước 2. Mở máy, ấn phím Menu → chọn phím 1(Job) để nhập công việc cần tiến hành → sau khi nhập xong ấn creat → ấn Ent để tiến hành.

Cách dùng máy toàn đạc điện tử Sokkia

Máy toàn đạc điện tử Sokkia là một trong những dòng máy toàn đạc được sử dụng phổ biến hiện nay. Cách dùng máy toàn đạc Sokkia cũng rất đơn giản. Trước hết mọi người cũng cần nắm rõ các phím chức năng của máy. 

Sau đó, nếu muốn sử dụng thì chỉ cần thao tác theo các bước đơn giản:

  • Bước 1. Đặt máy tại vị trí cố định chắc chắn trên chân đế.
  • Bước 2. Tiến hành mở máy, khởi động màn hình điện tử.
  • Bước 3. Từ màn hình Data → Chọn Job → Ấn Ent, các Job xuất hiện trên màn hình; muốn chọn Job nào thì chọn vào Job đó → ấn Ent.

Cách dùng máy toàn đạc Leica

Cách sử dụng máy toàn đạc Leica cũng tương tự như cách dùng máy toàn đạc điện tử khác. Trước hết mọi người cũng cần nắm rõ cấu tạo của máy trước khi sử dụng. Sau đó, chỉ cần mở máy tiến hành chọn Job để thực hiện đo trắc địa.

cách sử dụng máy toàn đạc

  • Bước 1. Mở máy, từ trình Main Menu chọn 2 (Programs) → nhấn F1 vào Surveying.
  • Bước 2.  Từ Surveying nhấn F1 (Set Job) → nhấn F1 (New) để đặt tên công việc → nhấn F4 (OK) để hoàn thành.

Khách hàng tham khảo: Tìm hiểu về máy toàn đạc leica

Cách xác định tọa độ từ máy toàn đạc

Để xác định tọa độ bằng máy toàn đạc, cần thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1. Khai báo tên công việc: Nhấn F1 (Set Job) → nhấn tiếp F1 (New) để tiến hành đặt tên cho công việc → nhấn F4 (OK).
  • Bước 2. Khai báo trạm máy: nhấn F2 (Set Station) → nhấn F1 (Input) để chọn tên trạm máy → nhấn F4 (Enh) để nhập tọa độ trạm máy; lần lượt theo thứ tự Y – X – H → nhấn F4 (OK).
  • Bước 3. Khai báo điểm định hướng: nhấn F3 (Set Orientation) để khai báo phương vị khi đã biết góc định hướng hoặc một góc bất kỳ → Nhấn F1 (Manual Angle Setting) → Nhập góc phương vị tại dòng Bearing → Nhập cao gương tại dòng: Hr → Nhập tên điểm định hướng trạm máy tại dòng: BS ID → nhấn phím H3 (Hz=0) để quy 0 góc định hướng → Nhấn F3 (Rec) để ghi lại góc định hướng trạm máy đã đặt.
  • Bước 4. Bắt đầu đo, nhấn F4 (Start).

Khách hàng tham khảo: Máy toàn đạc Topcon

Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị toàn đạc

Trong quá trình sử dụng máy toàn đạc, mọi người cần chú ý:

  • Không được đặt máy toàn đạc điện tử xuống đất, chỉ đặt máy trên chân máy. Giữa máy và đế máy phải được cố định bởi hệ thống vít chắc chắn.
  • Không dùng máy tại những địa điểm gần mỏ than hoặc gần các trạm điện biến áp.
  • Nên để máy ở những nơi râm mát, không để máy ở dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Sau khi sử dụng máy ở dưới trời nắng, cần để máy ở nơi râm mát khoảng 15 phút, sau đó mới cất máy.
  • Không dùng ống kính ngắm khoảng cách đối diện với mặt trời; vì khi đối diện với mặt trời sẽ dễ làm hỏng bộ phận quang học của máy.
  • Khi vệ sinh máy, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm mất các kí tự được in trên máy.
  • Trong quá trình di chuyển, cần tránh không để máy bị xóc, dao động mạnh.

cách sử dụng máy toàn đạc

Tóm lại, máy toàn đạc chính là thiết bị hỗ trợ quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực trắc địa. Vì vậy, mọi người chỉ cần dựa vào chi phí, thương hiệu để chọn ra loại máy phù hợp với công trình của mình. Nếu cần tìm chi tiết hơn về máy toàn đạc, các bạn có thể liên hệ với may trắc địa Sao Việt qua số 0912 339 513.

Viết bình luận