Hướng dẫn chi tiết đo cao độ bằng máy thuỷ bình

21 01 2022

Để giúp cho các bạn thuận tiện hơn trong qua trình xây dựng, hôm nay maytracdiasaoviet.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách đo cao độ bằng máy thuỷ bình dễ nhất.

Hình ảnh máy thuỷ bình – một dụng cụ được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng.

Đo cao độ bằng máy thuỷ bình là gì?

Đo cao độ bằng máy thuỷ bình được hiểu đơn giản là đo độ cao chênh lệch giữa các điểm; sau đó tính độ cao của điểm mà bạn cần đo. Việc đo độ chênh lệch cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt máy ở một điểm đã có độ cao bất kỳ rồi ngắm bằng cách đặt mia. Bạn đọc trị số tại điểm đo được giả sử là A. Sau đó, đi mia tới các điểm cần đo độ cao và đặt mia theo các giá trị lần lượt là B, C, D…

Tiếp đến, bạn chỉ việc lấy cao độ của điểm gốc cộng với giá trị tại điểm A rồi trừ đi các giá trị tại các điểm chi tiết khác thì sẽ nhận được kết quả tương ứng cho điểm đo đó. Có một điều cần lưu ý, để đảm bảo được độ chính xác máy phải được đặt cách xa điểm đặt mia dưới 70m.

Cách dựng máy và cân bằng máy thuỷ bình khi đo cao độ như thế nào?

Cách dựng máy và cân bằng máy thuỷ bình có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đo. Vì vậy, các bạn cách đảm bảo cách dựng máy và cân bằng máy thuỷ bình được diễn ra theo quy trình.

đo cao độ bằng máy thủy bình
Hướng dẫn cách cân bằng máy thuỷ bình.

Đầu tiên, bạn đem máy ra khu vực đo và  tùy theo ý muốn của bạn mà máy có thể nâng chân cao hay thấp. Đồng thời, bạn cũng nên khoá 3 ốc chân máy lại để tạo một thế ổn định. Tiếp đến là cân bằng máy thuỷ bình bằng cách làm sao cho bọt thuỷ tròn nằm ở giữa máy là được.

Tham khảo: Đo khoảng cách bằng máy thủy bình

Hướng dẫn cách tính cao độ bằng máy thuỷ bình ở trong xây dựng

Cách đo cao độ bằng máy thuỷ bình? Cách lấy cao độ bằng máy thuỷ bình ở trong xây dựng gồm có 3 bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Cần chọn vị trí thích hợp để đặt máy thuỷ bình

Bạn hãy đặt máy thuỷ bình ở một vị trí bất kỳ ở nơi cần đo cao độ hoặc ở trên mặt sàn. Theo như các chuyên gia, vị trí để đặt máy tốt nhất là cao hơn vị trí của cột mốc (tức là mốc có độ cao chuẩn để máy truyền thông số một cách chính xác nhất)

Bước 2: Cân bằng máy thuỷ bình và khởi đầu máy để tiến hành đo đạc

Để kết quả đo độ cao không bị sai sót, bạn lưu ý nên đặt máy thuỷ bình ở một vị trí chắc chắn; nền không bị sụt hoặc lún. Tiếp đến là để bọt thuỷ tròn nằm trên cùng một đường thẳng đi qua ốc máy. Để có thể đảm bảo vị trí cân bằng của bọt nước, bạn nên vặn 2 ốc trên máy thuỷ bình cùng chiều với nhau. Sau đó, bạn hãy điều chỉnh ốc thứ 3 sao cho bọt nước đi vào vị trí cân bằng nhất.

Trước khi tiến hành đo thì bạn cần ngắm mia trước. Tiếp theo là đến giai đoạn điều chỉnh điều quang để hình ảnh mia thu được trong ống ngắm phải rõ ràng nhất. Khi đọc cao độ, có 2 số bạn nên biết, đó là hàng m và hàng dm. Trên chữ E sẽ có ghi hàng cm và hàng mm. Mỗi khoảng trắng, đen và đỏ nằm trên mia sẽ tương ứng với 10mm.

Bước 3: Tính cao độ

Cách tính độ cao của máy thuỷ bình khá là đơn giản, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Nếu như bạn muốn tìm độ cao từ điểm A (tương đương là hA) đến điểm B chưa có độ cao thì chỉ cần thực hiện theo những gì mà chúng tôi hướng dẫn.

Tại điểm A bạn sẽ xem được ảnh mia và đọc được độ cao. Sau đó, bạn chỉ cần quay máy sang điểm B và đọc số mà máy thuỷ bình đo được tại điểm B là b. Cách tính cao độ bằng máy thuỷ bình từ điểm A đến điểm B (điều kiện độ cao điểm A đã được biết trước) là: “h = a – b”. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng tính được độ cao tại điểm B: hB = h + (a – b).

Tham khảo: Cách sử dụng máy thủy bình

Cách để kiểm tra sai số góc i trong quá trình sử dụng máy thuỷ bình

Sai số góc i chính là độ chênh lệch của tia ngắm máy thuỷ bình so với mặt nước biển. Cách để kiểm tra sai số góc i được tính như sau:

  • Trên mặt đất bằng phẳng, bạn đặt 2 mia cách nhau từ 40 đến 45m. Sau đó đặt máy vào giữa 2 mia sao cho khoảng cách từ máy thuỷ bình đến mỗi mia khoảng 20 m.
  • Ngắm máy thuỷ bình tại điểm thứ nhất, đọc chỉ số của mia A là a1 = 1.413 mm; và tương tự ngắm máy tại điểm thứ hai, đọc chỉ số của mia B cách b1 = 1.068 mm.
  • Để có được kết quả độ cao chênh lệch giữa điểm A và điểm B bạn chỉ cần trừ a1 cho b1. Độ cao chênh lệch giữa 2 điểm A và B khi dựng máy ở giữa h1 = a1-  b1 = 1.413 – 1.068 = 345 mm.

đo cao độ bằng máy thủy bình
Hình ảnh kiểm tra sai số góc i trong quá trình sử dụng máy.

  • Di chuyển máy đến gần một trong 2 mia (ở đây bạn sẽ chọn mia B) và thực hiện tương tự. Tiếp đến, ngắm máy ảnh ở điểm thứ nhất; đọc chỉ số mia tại A là a2 = 1379mm và tương tự sẽ ngắm máy ảnh về điểm thứ 2; đọc chỉ số tại mia B là b2 = 1032mm.
  • Lấy a2 trừ b2  để  được hiệu số độ cao giữa 2 điểm A và B. Độ cao chênh lệch giữa 2 điểm A và B khi đặt máy  gần B: h2 = a2 – b2 = 1379 – 1032 = 347 mm.
  • Độ cao chênh lệch giữa 2 điểm A và B khi đặt máy chính giữa và khi đặt máy gần với điểm B thì sai số của hai lần đo sẽ được tính như sau: ∆H = h1 – h2 = 345 – 347 =  -2 mm.

Xem Thêm: máy laser laisai

Kết luận

Với những dưỡng dẫn chi tiết mà Trắc địa sao Việt mang tới hy vọng các bạn sẽ đo cao độ bằng máy thuỷ bình một cách nhanh nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua máy thuỷ bình chính hãng, chất lượng cao thì liên hệ ngay với đơn vị của chúng tôi qua  thông tin sau:

TRẮC ĐỊA SAO VIỆT

Tel: 02485 888 390 –  Hotline: 0912 339 513

Website: https://maytracdiasaoviet.vn/ 

Email: saoviettracdia@gmail.com 

Viết bình luận