Máy toàn đạc dùng để làm gì? Ứng dụng thực tế của nó

04 02 2024

Máy toàn đạc là một thiết bị đo đạc quang học điện tử đa năng, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực trắc địa và xây dựng. Trong bài viết dưới đây, cùng Máy Trắc Địa Sao Việt tìm hiểu về máy toàn đạc dùng để làm gì và các ứng dụng thực tế của nó.

Máy toàn đạc dùng để làm gì?

Máy toàn đạc điện tử là một công cụ khảo sát kết hợp các chức năng của máy kinh vĩ và thiết bị đo khoảng cách điện tử (EDM). Nó được sử dụng trong các dự án khảo sát đất đai và xây dựng để đo góc, khoảng cách và độ cao với độ chính xác cao. Thiết bị này bao gồm một kính thiên văn, một bệ quay và các cảm biến điện tử thu thập và xử lý dữ liệu.

Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các công việc như: khảo sát địa chính (đo vẽ bản đồ, xác định ranh giới, cắm mốc địa chính); xây dựng công trình (định vị tim cọc, đo cốt nền, đo trắc dọc, trắc ngang); thủy lợi, công nghiệp,…

Quá trình xử lý đo vẽ bản đồ địa hình có khả năng chuyển đổi sang nhiều định dạng file khác nhau như CAD, thuận tiện cho việc quản lý thông qua hệ thống máy tính điện tử. Máy này phổ biến trong các dự án xây dựng, đặc biệt là trong việc định vị điểm (tự động chuyển tọa độ từ các bản đồ bề ngoài vào môi trường địa hình thực tế).

may-toan-dac-dung-de-lam-gi-1

Máy toàn đạc điện tử là thiết bị quan trọng trong ngành trắc địa

Cách dùng máy toàn đạc điện tử

Để sử dụng máy toàn đạc điện tử một cách hiệu quả, cần nắm được các bước sau:

1. Chuẩn bị máy

  • Trước khi sử dụng máy, cần kiểm tra các bộ phận của máy xem có bị hư hỏng hay không.
  • Bật máy và đảm bảo pin hoặc nguồn năng lượng đầy đủ.
  • Kiểm tra trạng thái của máy, đảm bảo rằng tất cả các phần đều hoạt động đúng cách.
  • Nếu máy sử dụng thẻ nhớ hoặc bộ nhớ ngoại vi, đảm bảo chúng được cài đặt và sẵn sàng.

2. Lắp đặt máy

  • Máy toàn đạc điện tử cần được lắp đặt trên chân máy để đảm bảo độ ổn định và chính xác của phép đo. Các công việc bao gồm:
  • Đặt chân máy lên mặt bằng phẳng, chắc chắn. Dùng vít để cố định chân máy.
  • Đặt máy lên chân máy sao cho thân máy nằm ngang và ống kính ngắm hướng về phía điểm cần đo.
  • Sử dụng thước cân bằng thủy để kiểm tra độ cân bằng của máy.

3. Thiết lập tham số

Nhập thông tin cần thiết như hệ tọa độ, đơn vị đo, và các tham số khác liên quan đến dự án hoặc công việc cụ thể.

4. Thực hiện đo

Xác định các điểm cần đo đạc và thiết lập lịch trình làm việc. Các chế độ đo:

  • Đo góc
  • Đo khoảng cách
  • Đo tọa độ
  • Xử lý dữ liệu

5. Xử lý dữ liệu

  • Từ những dữ liệu đã thu thập được, phần mềm xử lý dữ liệu sẽ thực hiện các tính toán theo yêu cầu.
may-toan-dac-dung-de-lam-gi

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử

Tính năng của máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử có các tính năng chính sau:

  • Cài đặt và khảo sát, thực hiện các chức năng cơ bản nhất của máy toàn đạc điện tử gồm đo góc, đo khoảng cách.
  • Xác định độ cao: Tính được độ cao điểm nhờ đo đến độ cao trạm máy toàn đạc.
  • Đo diện tích và khối lượng: Máy toàn đạc điện tử có thể đo được diện tích và khối lượng của các khu đất, công trình.
  • Bố trí điểm: Máy toàn đạc điện tử có thể được sử dụng để bố trí các điểm theo một lưới khống chế đã cho.
  • Kiểm tra phương vị: Kiểm tra vị trí của điểm cần đo so với các điểm khống chế được đặt trước đó.
  • Đo bù: Đo giá trị của mục tiêu trong trường hợp không thể quan sát trực tiếp hoặc không có gương phản xạ.
  • Đo điểm bị khuất: Đo các tham số của điểm bị che khuất bằng cách đo các điểm khác xung quanh.
  • Lưới tham chiếu: Cho phép chuyển lưới tham chiếu thành đường thẳng có giá trị đi kèm.
  • Mặt phẳng tham chiếu: Xác định mặt phẳng tham chiếu và đo các điểm trên mặt phẳng đó.
  • Đường cong tham chiếu: Đo đạc và tính toán các đường cong tham chiếu.
  • Road 2D, 3D.
Máy toàn đạc điện tử cung cấp nhiều chức năng quan trọng hỗ trợ công việc đo đạc, thống kê và xử lý dữ liệu

Máy toàn đạc điện tử cung cấp nhiều chức năng quan trọng hỗ trợ công việc đo đạc, thống kê và xử lý dữ liệu

Công dụng máy toàn đạc điện tử

Tính đo góc máy toàn đạc điện tử

Trong công tác trắc địa, phương pháp đo góc là một công việc quan trọng trong thi công. Đo góc bao gồm hai loại: góc đứng và góc bằng.

  • Góc đứng được sử dụng để xác định chênh cao giữa hai điểm, từ đó tính toán cao độ các điểm đo.
  • Góc bằng được sử dụng để đo bóp ke, bẻ góc vuông, hoặc góc bất kỳ.

Đo khoảng cách của máy toàn đạc

Một trong những chức năng chính của máy toàn đạc điện tử là đo khoảng cách giữa hai điểm. Ví dụ như khoảng cách giữa các điểm trên công trường, trên sông, suối,… Thiết bị đo khoảng cách thông quá cách thức trực tiếp hoặc gián tiếp với độ chính xác cao. Điều này hữu ích trong nhiều ứng dụng như xây dựng, địa chất học, quy hoạch đô thị và nghiên cứu địa lý.

Đo cao độ trên máy toàn đạc điện tử

Mặc dù thiết bị chuyên dụng để đo cao độ là máy thủy bình nhưng máy toàn đạc điện tử vẫn có thể được dùng để đo cao độ. Về độ chính xác sẽ không thể bằng máy thủy bình, nhưng vẫn đảm bảo được thông số nhanh và thuận tiện cho thi công.

Phổ biến nhất là ứng dụng trong đo khảo sát cao độ san lấp, đo cao độ đầu cọc,..

Phổ biến nhất là ứng dụng trong đo khảo sát cao độ san lấp, đo cao độ đầu cọc,..

Rọc tim trục

Máy toàn đạc điện tử không chỉ giúp đo góc, đo khoảng cách, đo cao độ mà còn có khả năng rọc tim trục, mở rộng ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Rọc tim trục là một công việc quan trọng trong xây dựng, giúp xác định vị trí của tim trục trên thực địa. Qua đó, ta có thể thực hành những công tác gửi tim trục lên gabari, kiểm tra đường thẳng của tim,…

Chương trình đo xếp đặt điểm

Đây là chương trình đo thông dụng được trang bị trên tất cả các máy toàn đạc điện tử Leica, Topcon, Nikon, Sokkia. Chương trình ứng dụng cho phép người dùng định vị công trình, bố trí điểm tọa độ một cách nhanh chóng, chính xác.

Máy toàn đạc điện tử được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau như khảo sát địa hình, thiết lập nền móng tòa nhà và theo dõi biến dạng của các công trình.

Máy toàn đạc điện tử được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau như khảo sát địa hình, thiết lập nền móng tòa nhà và theo dõi biến dạng của các công trình.

Qua bài viết trên, Máy Trắc Địa đã gửi đến độc giả những thông tin về các công dụng, tính năng của máy toàn đạc điện tử cũng như cách sử dụng máy sao cho hiệu quả. Quý khách hàng cần tư vấn thêm về các thiết bị ngành trắc địa khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA SAO VIỆT

  • Địa chỉ: Số nhà B20 ngõ 252 Lương Thế Vinh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0912 339 513
  • Website: https://maytracdiasaoviet.vn/

Viết bình luận